Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh
Trước khi tiến hành chương trình hội nghị, các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội và cử tri đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sau khi nghe đại biểu Trần Du Lịch thông báo về chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, các đồng chí Nguyễn Văn Bông, Lê Văn Minh, phường Ông Lãnh; Trần Đăng Tâm, phường Đa Kao; Phạm Sơn Hải, phường Bến Nghé... cùng nhiều cử tri kiến nghị Quốc hội cần có quy định để quản lý các công trình thủy điện, tránh tình trạng phát triển ồ ạt, dẫn đến nguy cơ về an toàn hồ đập trong mùa bão lũ. Các cử tri cũng kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, làm nền tảng pháp lý giúp củng cố, hoàn thiện, nâng cao giá trị pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật.
Quan tâm đến hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các cử tri nhất trí đánh giá tình hình kinh tế - xã hội đã dần ổn định, nhưng nhiều lĩnh vực chưa được cải thiện đáng kể. Xét về tổng thể, nền kinh tế nước nhà hiện vẫn còn tồn tại những điểm nghẽn đáng lưu tâm như nợ xấu, hàng tồn kho, ứ đọng bất động sản cần tập trung xử lý.
Về đề xuất nâng mức bội chi của Chính phủ, cử tri cho ý kiến chỉ giải quyết cho những lĩnh vực đòi hỏi cấp thiết, bảo đảm chi hiệu quả; dừng lại những trường hợp không cần thiết. Để chương trình tái cơ cấu nền kinh tế thật sự hiệu quả, Chính phủ cần thận trọng. Người dân chưa yên tâm với những đề án tái cơ cấu như trường hợp Vinashin.
Nhiều cử tri đề nghị Quốc hội quan tâm đến mô hình chính quyền đô thị đang triển khai thí điểm, sớm chỉ đạo để thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh. Quốc hội cần sớm có giải pháp để ngăn chặn lợi ích nhóm đang chi phối việc điều hành cơ quan công quyền. Tình trạng giá xăng dầu, giá thuốc như vừa qua, phải chăng chỉ làm lợi cho một nhóm lợi ích?
Cử tri cũng đặt nhiều câu hỏi: những vụ trọng án gây bức xúc dư luận bao giờ được xét xử? Thời gian qua, tình trạng nhiều địa phương xây dựng công sở, trung tâm hành chính bề thế liệu đã phù hợp trong bối cảnh người dân vùng sâu cần có thêm bệnh viện, trường học, cầu đường. Những vụ việc như sữa trẻ em bị làm giá, chôn thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, nhân bản xét nghiệm, trả lương giám đốc công ty công ích, nếu không được người dân và báo chí nêu ra, sẽ tiếp tục gây hậu quả và đâu là trách nhiệm của cơ quan quản lý?
Được biết Quốc hội kỳ này sẽ dành thời gian để bàn thông qua Luật tiếp công dân, cử tri yêu cầu các cán bộ được giao trọng trách cần tăng thêm thời gian tiếp dân theo quy định. Thực tế cho thấy, nhiều việc dân bức xúc nhưng chưa được giải quyết đến nơi. So sánh hiệu quả của việc chuyển đơn thư của phòng tiếp dân với bưu điện, cử tri nêu rõ, cán bộ tiếp dân nhiều nơi còn giải quyết vụ việc theo giờ giấc hành chính, biểu hiện quan liêu, khiến niềm tin của dân sa sút.
Cử tri cũng cho rằng, những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh: xăng dầu, điện... càng cần công khai, minh bạch thông tin để người dân tham gia giám sát, hiệu quả. Đánh giá cao những kết quả đàm phán tại Hội nghị cấp cao APEC 21, cử tri đề nghị Nhà nước, doanh nghiệp chuẩn bị lộ trình để chủ động tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Giải đáp băn khoăn của cử tri về xây dựng chính quyền đô thị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng, Nhà nước đã có nghiên cứu, xem xét nhưng về mặt luật pháp cần phải có thời gian, trước hết phải thông qua Hiến pháp sửa đổi làm cơ sở để ban hành các luật và hướng dẫn để triển khai trong thời gian tới.
Về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch nước hoan nghênh thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý nhanh, nghiêm khắc đối với vụ việc tại các công ty công ích, tạo niềm tin cho cử tri. Đây cũng là kinh nghiệm với các địa phương và cả Trung ương trong xử lý các vụ việc gây bức xúc. Trong tình hình hiện nay, công khai vụ việc và xử lý kiên quyết cũng là điểm đáng ghi nhận.
Chủ tịch nêu rõ, trong phòng, chống tham nhũng, cấp chỉ đạo ban hành nhiều văn bản nhưng tổ chức thực hiện vẫn chưa hiệu quả, cần sự chung tay của cả cộng đồng. Về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, Chủ tịch nước cho rằng nguyên tắc xử lý phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung đều sẵn sàng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người dân và giám sát đối với việc giải quyết của các cơ quan thẩm quyền.
Đề cập Quốc hội cần tăng cường giám sát giáo dục, Chủ tịch nước khẳng định nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 8 đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng. Từ chủ trương này, sắp tới sẽ có giải pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
Trả lời câu hỏi về tác động của hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam nhất là tham gia WTO và TPP, Chủ tịch nước khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, chỉ có mở cửa mới có thể phát triển.
Trong hơn hai năm qua, các giải pháp đưa ra đã đạt được một số kết quả, trong đó đã kìm chế được lạm phát nhưng tác động mặt trái dẫn đến doanh nghiệp giải thể, phá sản, sản xuất đình đốn, hàng tồn kho nhiều. Đây chính là thách thức cần phải giải quyết trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm./.
Khối doanh nghiệp Trung ương cần sớm hoàn thành đề án xây dựng Đảng  (12/10/2013)
Giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề  (12/10/2013)
Gặp mặt cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu khu vực phía Bắc  (12/10/2013)
Khai trương hệ thống quản lý giao thông thông minh  (12/10/2013)
Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (12/10/2013)
Đại tướng là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc  (11/10/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên