Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mặc dù kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn từ đầu năm đến nay vẫn tăng 7,88%.
Khái quát tổng thể kinh tế Hà Nội cho thấy lĩnh vực nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với dự toán; sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ lo lắng về vấn đề thiếu vốn để giải ngân cho các công trình, dự án cũng như chi thường xuyên. Vì vậy, từ nay đến hết năm sẽ tập trung huy động vốn từ mọi nguồn lực, nếu khó khăn thì xem xét huy động trái phiếu Thủ đô.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần khẩn trương, tiếp tục rà soát lại tất cả các dự án, kiên quyết cắt giảm những dự án không cần thiết, kém hiệu quả hoặc chậm triển khai. Kể cả với 30 công trình trọng điểm của thành phố cũng được quan tâm rà soát, chỉ giữ lại những dự án cấp thiết, có hiệu quả, có tính chiến lược, thực sự làm động lực cho phát triển kinh tế.
Tại Hội nghị cũng có ý kiến cho rằng mặc dù thành phố đã rất quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhưng vẫn có một số chính sách còn hơi cứng nhắc, chưa linh hoạt trong giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng ngoài những chính sách chung của Trung ương, thành phố có những chính sách riêng, cụ thể, sát thực để khuyến khích và tạo động lực cho số đông doanh nghiệp. Những chính sách này đều được điều chỉnh hợp lý sau 5 lần lãnh đạo thành phố tổ chức gặp mặt, nghe phản ánh từ các doanh nghiệp trong năm nay.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá đến thời điểm này, Hà Nội đã hoàn thành 19/23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thể hiện sự nỗ lực lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Trong khó khăn, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng và là địa phương đi đầu của cả nước.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, nhiệm vụ vẫn rất nặng nề, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần dồn sức thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bám sát các nội dung, giải pháp mà Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo, trong đó chú trọng các giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách hành chính, hỗ trợ thị trường, kích cầu thị trường và cân nhắc kỹ khi cấp vốn cho các dự án; tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, điều hành thu chi ngân sách đồng bộ, siết chặt chi tiêu và đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, chống thất thoát, nợ đọng kéo dài, trốn thuế.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan hành chính của thành phố đã tiếp trên 25.300 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 249 lượt đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý gần 15.000 đơn các loại; thụ lý theo thẩm quyền trên 1.800 vụ khiếu nại, tố cáo; đã giải quyết đạt 82%, số còn lại đang trong thời hạn giải quyết theo luật định./.
Đại tướng là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc  (11/10/2013)
Lãnh đạo nhiều nước gửi điện chia buồn về việc Đại tướng từ trần  (11/10/2013)
Tạp chí Cộng sản và Bộ Xây dựng ký kết Thỏa thuận hợp tác tuyên truyền  (11/10/2013)
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  (10/10/2013)
Xây dựng thương hiệu ngành Du lịch ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra  (10/10/2013)
Biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của quân đội ta  (10/10/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên