Đóng góp ý kiến đề án đổi mới công tác thi hành án
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; đồng chí Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì Hội nghị.
Dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên - Huế trở ra.
Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, trong đó có nhiệm vụ: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án; xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn và của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù…; từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”.
Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án. Trong đó, đã hoàn thiện một bước căn bản về thể chế pháp lý, kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý thi hành án trong cả 3 lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính.
Trên cơ sở bám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thi hành án, Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án” được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý thi hành án dân sự, hành chính qua 20 năm thực hiện. Về nguyên tắc của Đề án, việc đổi mới công tác quản lý thi hành án xuất phát từ đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; gắn với cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đồng thời làm cho hoạt động thi hành án có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thi hành án. Đề án cũng được xây dựng nhằm bảo đảm sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với công tác thi hành án.
Việc xây dựng và triển khai Đề án còn nhằm xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án trong việc thi hành bản án, quyết định thi hành bản án, quyết định của tòa án; xác định lại thẩm quyền quản lý Nhà nước của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thi hành án; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự; đề cao hơn nữa kỷ cương, trách nhiệm trong việc chấp hành các bản án, quyết định của tòa án.
Các ý kiến tại Hội nghị cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc đổi mới công tác thi hành án so với yêu cầu của Nghị quyết 49 còn rất chậm, với nhiều khó khăn, vướng mắc. Các tham luận tại Hội nghị cũng đã nêu bật thực trạng hoạt động thi hành án và quản lý thi hành án; vị trí, tính chất của hoạt động thi hành án trong mối quan hệ với các hoạt động tư pháp khác; tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; việc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án hình sự, dân sự theo ngành dọc như hiện nay; mô hình quản lý công tác thi hành án…
Trên cơ sở đó, nhiều ý kiến góp ý trực tiếp vào các nội dung, phương hướng đổi mới; giải pháp quản lý thi hành án nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án. Trong đó, phân biệt rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để đóng góp cho Trung ương, góp phần hoàn thiện dự thảo Đề án, bảo đảm tính khả thi, đem lại hiệu quả cao trong triển khai thực hiện.
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc xây dựng Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án là cần thiết”, phù hợp với tình hình hiện nay. Các ý kiến tại Hội nghị đều thống nhất về việc dừng triển khai Đề án “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” đến khi có điều kiện; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò của Chính phủ trong quản lý thi hành án. Trong đó, Bộ Công an giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án hình sự; Bộ Tư pháp phụ trách công tác thi hành án dân sự và hành chính; Bộ Quốc phòng quản lý công tác thi hành án trong Quân đội về dân sự và hình sự.
Phó Thủ tướng khẳng định, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Đề án; xác định rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ trong việc quản lý thi hành án hình sự, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành các hình phạt như: án treo, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế…; đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa một số công việc thi hánh án như thí điểm triển khai thừa phát lại, từng bước triển khai tại các địa phương đáp ứng đủ điều kiện nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống các cơ quan Nhà nước./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúc khu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng  (10/10/2013)
Năm năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa X và Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội  (10/10/2013)
ASEAN lập hệ thống giám sát khói mù tiểu khu vực  (10/10/2013)
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 23 và các hội nghị liên quan  (10/10/2013)
Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác Kỹ thuật quân sự tổ chức Kỳ họp lần thứ 15  (10/10/2013)
Đại tướng huyền thoại của Việt Nam còn là một nhà lập pháp  (10/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay