Hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
09:12, ngày 03-10-2013
Sáng 02-10, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Các chuyên gia, nhà khoa học của một số bộ, ngành, học viện đã tham dự Hội thảo.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung làm rõ hơn một số nội dung đề xuất, sửa đổi, bổ sung của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự như: Kỹ thuật thiết kế; khái niệm chứng cứ; nguồn gốc chứng cứ; nguyên tắc loại trừ chứng cứ; khái niệm hoạt động chứng minh; yêu cầu đối với thu thập chứng cứ; những người có quyền thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá chứng cứ,...
Theo đề xuất của Viện Khoa học Kiểm sát (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao), để quy định rành mạch các vấn đề liên quan đến chứng cứ và chứng minh trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần thiết kế bố cục chương này thành hai mục (Mục 1: Chứng cứ; Mục 2: Chứng minh). Trong đó, Mục chứng cứ gồm các điều quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; các nguồn chứng cứ; loại trừ chứng cứ; bảo quản, xử lý vật chứng. Đồng thời, khái niệm chứng cứ cần sửa theo hướng: “Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Chứng minh là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của những người quy định tại Bộ luật này nhằm xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Cũng theo Viện Khoa học Kiểm sát, cần bổ sung thêm một số Điều mới vào Chương này trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) như: nguồn chứng cứ; lời khai của người chứng kiến; kết luận định giá tài sản; chứng minh; mặc nhiên công nhận chứng cứ;...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng, hoàn thiện nội dung về chế định chứng cứ và chứng minh trong Dự án Bộ Luật tố tụng Hình sự (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục xây dựng Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và chương này nói riêng, dựa trên tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020./.
Theo đề xuất của Viện Khoa học Kiểm sát (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao), để quy định rành mạch các vấn đề liên quan đến chứng cứ và chứng minh trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần thiết kế bố cục chương này thành hai mục (Mục 1: Chứng cứ; Mục 2: Chứng minh). Trong đó, Mục chứng cứ gồm các điều quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; các nguồn chứng cứ; loại trừ chứng cứ; bảo quản, xử lý vật chứng. Đồng thời, khái niệm chứng cứ cần sửa theo hướng: “Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Chứng minh là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của những người quy định tại Bộ luật này nhằm xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Cũng theo Viện Khoa học Kiểm sát, cần bổ sung thêm một số Điều mới vào Chương này trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) như: nguồn chứng cứ; lời khai của người chứng kiến; kết luận định giá tài sản; chứng minh; mặc nhiên công nhận chứng cứ;...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng, hoàn thiện nội dung về chế định chứng cứ và chứng minh trong Dự án Bộ Luật tố tụng Hình sự (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục xây dựng Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và chương này nói riêng, dựa trên tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020./.
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kết thúc đợt làm việc tại An Giang  (03/10/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Cố vấn cao cấp Đảng Vì người Thái  (03/10/2013)
Kỷ niệm 23 năm Ngày thống nhất nước Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh  (03/10/2013)
Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận 6 tài liệu lịch sử quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga  (03/10/2013)
Hội nghị SOM APEC thảo luận nhiều vấn đề trọng tâm  (02/10/2013)
Việt Nam tích cực tham gia các dự án của WIPO  (02/10/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam