APEC nỗ lực tăng cường phát triển năng lượng tái tạo
Thỏa thuận trên đã đạt được trong cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ngày 01-10, ngày đầu tiên của Hội nghị ba ngày SOM APEC về sử dụng năng lượng sạch, tái tạo và bền vững được tổ chức tại Bali (Indonesia). Các khuyến nghị của Hội nghị SOM APEC sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo APEC xem xét và quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, cũng sẽ diễn ra ở Bali trong các ngày 07 và 08-10.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Nhóm làm việc về năng lượng của APEC, Phyllis Genther Yoshida nói rằng, 21 nền kinh tế thành viên đã và đang cố gắng trong việc giảm đáng kể chi phí của năng lượng thay thế và thu hút đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo mới và đây cũng chính là hai thách thức chủ yếu trong phát triển năng lượng xanh mà mỗi quốc gia đều phải đối mặt.
Bà Phyllis Genther Yoshida cho biết sự nhất trí của APEC về nỗ lực chung tăng cường phát triển năng lượng tái tạo bao gồm cả việc trao đổi thông tin, nghiên cứu chung và chuyển giao công nghệ, nhằm góp phần thực hiện và hoàn thành mục tiêu cắt giảm ít nhất 45% cường độ năng lượng (chỉ số được sử dụng rộng rãi để đo hiệu quả năng lượng, được tính bằng cách chia nhu cầu năng lượng cho tổng sản phẩm quốc nội GDP của mỗi quốc gia) của khu vực vào năm 2035, đã được các nhà lãnh đạo APEC đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2011 ở Honolulu, Hawaii, Mỹ.
Một báo cáo chung do Trung tâm Nghiên cứu năng lượng châu Á - Thái Bình Dương và Nhóm làm việc về năng lượng của APEC công bố đầu năm nay nhận định rằng các nền kinh tế APEC, đại diện cho khoảng 60 phần trăm nhu cầu năng lượng toàn cầu, sẽ có khả năng đạt được mục tiêu nói trên, song khuyến nghị APEC cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc bảo đảm tính bền vững của môi trường trong phát triển năng lượng.
Báo cáo, trong đó có đề cập tới cung - cầu năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của APEC trong tương lai, dự báo rằng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của APEC sẽ tăng 53%, và nếu không cắt giảm cường độ năng lượng thì con số này sẽ lên tới 225% vào năm 2035. Trong khi trên 80% nhu cầu năng lượng của APEC vào năm 2035 sẽ được lấy từ nhiên liệu hóa thạch - một bài toán cần phải giải quyết bởi đây là nguồn đóng góp làm tăng 46% lượng khí thải carbon dioxide từ nhiên liệu.
Phát biểu tại Hội nghị SOM APEC, Vụ trưởng Vụ Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, Arto Suryodipuro đã nhấn mạnh rằng việc sử dụng năng lượng sạch và tái tạo sẽ cho phép các nền kinh tế phát triển thịnh vượng. Ông cũng cho biết, mức tăng trung bình 7%/năm nhu cầu năng lượng của Indonesia, trong đó chủ yếu được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch, đã gây cản trở đáng kể cho tăng trưởng kinh tế vì làm cho Indonesia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng.
Ông Arto Suryodipuro cho biết năng lượng tái tạo sẽ là động lực cho sự phát triển của Indonesia trong tương lai. Indonesia hiện đang rất quan tâm đến kinh nghiệm của Thái Lan với việc giảm dần trợ cấp khí đốt để chuyển khoản ngân sách này sang đầu tư cho các ngành khác như giao thông đường sắt và tung ra một gói toàn diện thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là thông qua giảm thuế và miễn thuế, giúp Thái Lan trở thành nước chiếm vị trí thứ ba về tiềm năng kỹ thuật và đứng đầu về đầu tư cho năng lượng tái tạo trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)./.
Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho Hội nghị APEC 21  (02/10/2013)
Đông Nam Á đi đầu thế giới trong cuộc chiến xóa đói  (02/10/2013)
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2%  (02/10/2013)
Góp ý về Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa  (02/10/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 23 đến ngày 29-9-2013  (02/10/2013)
Website Hà Nội - cầu nối chính quyền và người dân  (02/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay