Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt Nam - Nhật Bản 2013
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản khẳng định: Kể từ khi quan hệ hai nước được thiết lập, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có bước phát triển sâu rộng, toàn diện trên các cấp, vì vậy, cần tiếp tục đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản hiện là nước cung cấp ODA lớn nhất với tổng giá trị cam kết khoảng 22 tỷ USD.
Nhật Bản cũng là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn và thực hiện với hơn 29 tỷ USD. Đồng thời là đối tác thương mại song phương lớn thứ 3 tại Việt Nam, với kim ngạch năm 2012 đạt 25 tỷ USD. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng vì hai nước có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau.
Cũng tại diễn đàn, đồng chí Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được hình thành từ rất lâu đời, qua 40 năm quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập, Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam và là thị trường thu hút khách du lịch hàng đầu từ Việt Nam.
Trong những năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Nhật Bản vẫn là nước có nhiều viện trợ và đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản không chỉ dẫn đầu về số lượng mà còn dẫn đầu về chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, tiềm năng của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam còn rất lớn vì Nhật Bản đang trong quá trình chuyển dịch đầu tư và Việt Nam tiếp tục được đánh giá là thị trường tiềm năng.
Tại diễn đàn, ông Daisuke Hiratsuka, Phó Chủ tịch Thường trực Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) chia sẻ: Mặc dù, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chưa hài lòng về môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhưng tôi tin tưởng rằng sau diễn đàn này cùng với sự chuyển dịch của Nhật Bản thì hai nước sẽ có bước phát triển mới.
Những thông điệp mạnh mẽ tại diễn đàn về tình hình kinh tế của Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư, tái cấu trúc tài chính, ngân hàng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tìm ra giải pháp trong từng lĩnh vực cụ thể… sẽ tạo mối quan hệ kinh tế mới giữa hai quốc gia.
Là sự kiện trọng điểm hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2013), Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt Nam - Nhật Bản do VCCI, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Thời báo Kinh tế Nhật Bản cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản phối hợp tổ chức.
Diễn đàn lần này sẽ đưa ra các định hướng tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai, đồng thời, tạo lập nền tảng kết nối doanh ngiệp và cập nhật những cơ hội đầu tư, kinh doanh và trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Chính thức khai giảng năm học mới 2013 - 2014  (05/09/2013)
Nguyên thủ Nga - Trung Quốc gặp gỡ trước thềm G-20  (05/09/2013)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ và hợp tác nhiều mặt với Timor Leste  (05/09/2013)
Quốc vương Malaysia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (05/09/2013)
Thủ tướng Singapore sẽ thăm chính thức Việt Nam  (05/09/2013)
Góp ý dự thảo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội  (05/09/2013)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên