Nước Pháp khẳng định chính sách hướng tới châu Á
Trước sự có mặt của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước tại ASEAN, đại diện Đoàn Ngoại giao tại Indonesia, Bộ trưởng Laurent Fabius đã bày tỏ niềm vui và vinh dự là quan chức cấp cao Chính phủ Pháp đầu tiên thăm Ban thư ký ASEAN - tổ chức đại diện cho châu Á hòa bình, thịnh vượng và có vai trò quan trọng trong khu vực, cũng như cho các mối quan hệ với Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.
Trong bài nói chuyện của mình, Bộ trưởng Laurent Fabius đã nhấn mạnh đến mối quan hệ truyền thống lâu đời, bắt đầu từ thế kỷ 16 giữa Pháp với châu Á, nhất là với ba nước Đông dương Việt Nam, Lào Campuchia - hiện là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (Francophonie) và Thái Lan là quan sát viên.
Với mối quan hệ lâu đời như vậy, cộng đồng người châu Á ở Pháp và cộng đồng người Pháp ở châu Á đã là một bộ phận gắn bó của xã hội mỗi bên, góp phần kết nối, thắt chặt các mối quan hệ giữa những người dân cũng như các nền văn hóa với nhau.
Bộ trưởng Laurent Fabius nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Pháp dành ưu tiên cho việc gắn bó giữa Pháp với châu Âu và với ASEAN - đại diện cho nỗ lực xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng. Theo ông, sau khi Liên Xô (cũ) sụp đổ, cũng như châu Âu, ASEAN đóng vai trò giữ ổn định mang tính quyết định cho khu vực và thế giới.
Trái ngược với nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 là dấu chấm hết cho ASEAN, song tổ chức này đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi thách thức, từng bước phát triển, giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Đông Á đang định hình và có tiếng nói ngày càng trọng lượng hơn trên các diễn đàn quốc tế. Và về khía cạnh này, Pháp tin rằng châu Âu, cũng như ASEAN cách đây 15 năm, sẽ vượt qua được thử thách khủng hoảng nợ công hiện nay.
Bộ trưởng Laurent Fabius đã một lần nữa khẳng định cam kết của Pháp về một thế giới đa cực, chia sẻ các mối quan tâm chung về một thế giới ngày càng kết nối, và hội nhập. Theo nhìn nhận của ông, thế giới hiện nay không đa cực mà thiên về không cực (zero-polar) nhiều hơn, và giải pháp cho sự thiên về không cực này không nên là hai cực Mỹ - Trung Quốc (G2), bởi như vậy cả châu Âu lẫn Đông Nam Á sẽ mất đi sự độc lập chiến lược của mình, thậm chí trong kịch bản tồi tệ nhất là phải chọn lựa giữa hai cực. Ông Fabius cho biết: "Pháp mong muốn xây dựng một thế giới đa cực có tổ chức, trong đó châu Âu với trên 500 triệu dân và ASEAN trên 600 triệu dân là những thế lực thương mại hàng đầu thế giới - sẽ đóng vai trò giữ ổn định".
Bộ trưởng Laurent nêu rõ châu Á - Thái Bình Dương chắc chắn sẽ là trung tâm trong thế kỷ 21, và Pháp là một phần của không gian Đại dương - châu Á, bởi lịch sử gắn bó lâu đời với khu vực này và hiện có ít nhất 1 triệu công dân Pháp gốc Á.
Mỹ đang hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á, Pháp cũng vậy, song sự hướng tới này của Pháp không mang tính quân sự chủ yếu như của Mỹ, mà thiên về ngoại giao, tập trung vào các lãnh thổ của mình ở châu Á - Thái Bình dương, trên tinh thần tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực. Minh chứng cho điều này là các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Pháp tới các nước châu Á, trong đó có ASEAN và việc thắt chặt và củng cố các mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước lớn trong châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Đề cập tới vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vưc, Bộ trưởng Laurent Fabius đã đánh giá cao vai trò dẫn dầu của Indonesia - nước lớn nhất và có nền kinh tế lớn nhất khi chiếm tới 40% dân số và GDP của ASEAN - trong tiến trình hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội vào năm 2015.
Châu Á là đối tác khu vực lớn thứ 2 của Pháp và trong số 47 các nước ưu tiên xuất khẩu của Pháp có sáu nước Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Do vậy, cụ thể hóa nội hàm quan hệ đối tác chiến lược Pháp - Indonesia được ký năm 2011 cũng là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp.
Bộ trưởng Laurent Fabius giải thích rõ rằng chính sách hướng tới châu Á của Pháp còn là con người, nên Pháp sẽ dành ưu tiên cho việc tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục đào tạo, du lịch, khoa học công nghệ và giao lưu nhân dân.
Bộ trưởng Laurent Fabius nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay, việc hướng tới và tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Pháp, châu Âu và ASEAN là rất cần thiết, và theo ông đề nghị, các bên cần tập trung vào hai vấn đề chính. Thứ nhất là chuyển các mối quan tâm, tầm nhìn chung về hòa bình và hợp tác vào các chỉ định cụ thể. Các căng thẳng ở Trung Đông, châu Phi và ở châu Á như tình hình Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông đe dọa đến hòa bình và ổn định, đều cần được quan tâm. Điều này giải thích vì sao Bộ Trưởng Quốc phòng Pháp tham gia Đối Thoai Shangri-La và Pháp khuyến khích ASEAN và Trung Quốc sớm thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), hoan nghênh lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN liên quan cũng như của ASEAN muốn giải quyết hòa bình tranh chấp tại đây trên cơ sở đàm phán và tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông Laurent Fabius khẳng định Pháp với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cam kết sẽ góp phần vào việc bảo đảm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực, khi ASEAN là trung tâm cho các huyết mạch giao thông đường biển quốc tế. Trên cương vị này Pháp đặc biệt hoan nghênh và ủng hộ quyết định của Viêt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ năm tới.
Thứ hai là hợp tác cùng nhau đối phó, giải quyết các vấn đề toàn cầu, xây dựng các quy định mới toàn cầu về môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị. Nổi bật có cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bởi châu Á chiếm tới 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và tỷ lệ này sẽ tăng lên 45% vào năm 2030, và nhiều nước châu Á nằm trong số những nước bị thiệt hại nặng nhất vì nước biển dâng cao do Trái Đất ấm lên, trong đó có Việt Nam. Một số thách thức toàn cầu khác cần quan tâm chung như an ninh lương thực và năng lượng, kế hoạch hóa đô thị bền vững, giao thông vận tải công, phát triển năng lượng tái tạo, công nghệ mới, chống khủng bố, buôn bán ma túy, tội phạm xuyên quốc gia.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Laurent Fabius cũng kêu gọi các nước ASEAN nói riêng và châu Á nói chung tăng cường hợp tác trong các vấn đề liên quan đến Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNCFCCC) lần thứ 21, sẽ diễn ra tại Pháp vào năm 2015./.
IMF kêu gọi tăng cường hơn nữa cải cách chính sách  (02/08/2013)
Thúc đẩy hợp tác hữu nghị Việt Nam - New Zealand  (02/08/2013)
Sóc Trăng thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội  (02/08/2013)
Kỷ niệm 46 năm ngày thành lập ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh  (02/08/2013)
Triển khai thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế  (02/08/2013)
Giữ an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số một  (02/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên