IMF kêu gọi tăng cường hơn nữa cải cách chính sách
Bà Lagarde cho biết, sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, rõ ràng đã có sự hợp tác về chính sách trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 2008 - 2009, nhưng sau khi khủng hoảng dịu đi và kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi thì sự hợp tác này ngày càng lỏng lẻo.
Theo bà Lagarde, không có một hình thức cải cách kinh tế nào là phù hợp cho toàn bộ 188 thành viên của IMF, mỗi nước có những đặc thù tài khóa khác nhau và những ưu tiên cải cách khác nhau.
Bà Lagarde nói, các nền kinh tế phát triển, trong đó có các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), vẫn còn tiềm ẩn những "nguy cơ tiềm tàng" và khu vực này vẫn rất cần các cải cách về cơ cấu và một liên minh ngân hàng toàn diện.
Bà cũng cho rằng Mỹ và Nhật Bản cần phải tiếp tục củng cố các kế hoạch tài khóa trong trung hạn nhằm bảo đảm sự an toàn về lâu dài.
Với các nền kinh tế đang nổi đang tăng trưởng chậm lại thời gian gần đây, bà Lagarde cho rằng mỗi một nền kinh tế này cần phải có những chính sách riêng của họ, trong đó những nước như Ấn Độ chẳng hạn, cần thu hút đầu tư nhiều hơn và cải cách cơ cấu mạnh hơn để giải quyết những nút thắt cản trở tăng trưởng kinh tế của họ.
Về Trung Quốc, bà Lagarde nhấn mạnh tại nước này rõ ràng đang diễn ra quá trình tái cân bằng nền kinh tế và trong hai năm qua, Trung Quốc đang có chính sách chuyển dần động lực tăng trưởng kinh tế từ đầu tư trong nước sang tiêu dùng nội địa.
"Mặc dù vậy, chúng ta cần phải thấy tiến trình này sẽ tiếp tục được thực hiện," bà nói./.
Thúc đẩy hợp tác hữu nghị Việt Nam - New Zealand  (02/08/2013)
Sóc Trăng thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội  (02/08/2013)
Kỷ niệm 46 năm ngày thành lập ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh  (02/08/2013)
Triển khai thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế  (02/08/2013)
Giữ an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số một  (02/08/2013)
Hàn Quốc tài trợ 3,5 triệu USD chỉnh quy hoạch Huế  (02/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên