Triển khai thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban cán sự Đảng bộ Bộ Ngoại giao khẳng định: Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế là bước đột phá mang tính chiến lược trong nhiều lĩnh vực để phát triển đất nước như: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quân sự... Hội nhập quốc tế là một quá trình lâu dài, Việt Nam khẳng định mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực "xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới".
Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế, bắt đầu với việc tham gia ASEAN (1995), tham gia AFTA (1996), ký Hiệp định hợp tác khung Việt Nam - Ủy ban châu Âu dựa theo các chuẩn mực quốc tế (1995), gia nhập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, để hội nhập quốc tế một cách sâu rộng hơn nữa thì yêu cầu tăng cường năng lực bên trong đặt ra ngày càng cấp thiết. Nghị quyết đã xác định rõ 3 phương hướng chính: xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy; chú trọng việc đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo.
Sau khi phổ biến, quán triệt và học tập Nghị quyết 22, đồng chí Đặng Đình Quý - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Trưởng nhóm chuyên trách về Nghị quyết 22 khẳng định: "Nghị quyết 22/NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế được thông qua là bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa và xác định các hướng hành động để triển khai thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” đã được thông qua tại Đại hội XI của Đảng. Nghị quyết đã xác định được nhiều định hướng tư duy và hành động quan trọng, nhằm tạo bước đột phá cho quá trình hội nhập quốc tế của nước ta giai đoạn tới.
Trong suốt thời gian thực hiện sự đổi mới, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế.
Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, tiếp thu tinh hoa của văn minh nhân loại, cải cách đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc tế vào sự phát triển và đổi mới của đất nước, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Giữ an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số một  (02/08/2013)
Hàn Quốc tài trợ 3,5 triệu USD chỉnh quy hoạch Huế  (02/08/2013)
Tổng thống Obama đề cử nữ Bộ trưởng Không quân  (02/08/2013)
Pháp giảm 12% số quân nhân vì "thắt lưng buộc bụng"  (02/08/2013)
Các tỉnh Bắc Bộ chủ động đối phó với cơn bão số 5  (02/08/2013)
"Hải Dương cần quan tâm đến việc thu hút đầu tư"  (02/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên