Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải đẩy mạnh liên kết vùng
Phó Thủ tướng nói Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về sản xuất lúa gạo, nông thủy sản rất lớn nhưng hiện vẫn còn tình trạng được mùa, mất giá. Việc sản xuất lớn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất vẫn còn hạn chế, nên chưa phát huy được những lợi thế phát triển kinh tế của vùng. Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch, liên kết vùng hiện vẫn còn hạn chế, tính liên kết hiện nay vẫn chưa tốt, làm cho lợi thế mất đi.
Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh liên kết vùng sẽ giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long khai thác tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn, từ đó toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành một thể thống nhất hướng đến liên kết phát triển với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước…
Phó Thủ tướng cho rằng liên kết giữa các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long còn có một ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng khu vực này thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp, dịch vụ, từ đó kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển nhanh, với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, và đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đặc biệt, liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở lấy thế mạnh bù thế yếu và hướng đến tối đa hóa lợi ích của vùng, từ đó sẽ giúp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng.
Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2020 xác định mục tiêu liên kết giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Theo quy chế, phạm vi liên kết gồm liên kết nội vùng và liên kết ngoại vùng, trong đó liên kết nội vùng gồm 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên kết với nhau, tạo ra một vùng kinh tế năng động của quốc gia. Liên kết ngoài vùng, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một thể thống nhất hướng đến liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước...
Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tập trung vào các lĩnh vực như quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản; liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa, gạo, trái cây, tôm, cá; liên kết đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng y tế, giáo dục phục vụ chung cho toàn vùng; liên kết bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên, hợp tác ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu...
Liên kết vùng cũng giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo thị trường thống nhất từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu cho các mặt hàng lúa gạo, thủy hải sản và trái cây; xây dựng hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa thông suốt kết nối từ nguồn sản xuất đến thị trường tiêu thụ cuối cùng…/.
Giao ban công tác xây dựng Đảng khu vực miền Bắc  (17/07/2013)
Trại hè Việt Nam 2013 - Tự hào dòng máu Lạc Hồng  (17/07/2013)
Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ  (17/07/2013)
Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào năm 2013  (17/07/2013)
Dạy tiếng Đức trong các trường phổ thông Việt Nam  (17/07/2013)
Phấn đấu đạt cao nhất thu ngân sách nhà nước năm 2013  (17/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên