TẠP CHÍ CỘNG SẢN (1943)
Tạp chí Cộng sản số 1 ra ngày 28-2-1943, khổ giấy 9,5x13 cm, in litô, có đề rõ in ở nhà in Trần Phú và giá bán là 0đ20. Nội dung số 1 gồm toàn bộ Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương, không có bài riêng của tạp chí.
Tạp chí Cộng sản số 2 ra ngày 24-9-1943, nghĩa là bảy tháng sau khi ra số 1. Số 2 dày 69 trang, không kể 3 trang (từ trang 70 đến trang 72) đính chính những sai sót trong số 1. Trong số 2, có các bài của đồng chí Trường Chinh : "Việc giải tán Quốc tế cộng sản" ; "Vấn đề khởi nghĩa - Kỷ niệm Xô viết Nghệ An". Ngoài ra còn có những bài "Một bước tiến", "Phong trào cách mạng ở ý", "Một vài ý kiến về chi bộ Đảng", một bài dịch của Hoàng Văn Thụ, bút danh là Tùng Phong : "Sự quan hệ giữa Đảng và quần chúng" (tác giả là Lạc Phủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc), rồi đến những trang tin và mục "cắt nghĩa những chữ khó".
Bài "Một bước tiến" với tên ký T.C.C.S. là một bài bình luận. Bài báo cho biết việc Anh, Mỹ đổ bộ vào miền Nam nước Ý ngày 3-9-1943 đánh vào "pháo đài châu Âu" của phát xít là một bước tiến của Mặt trận dân chủ quốc tế chống phát xít. Nhưng Anh, Mỹ đã hành động quá chậm, để cho Đức lấy được Rôm, giải thoát Mútxôlini và chiếm cả Bắc Ý. Bài báo đặt câu hỏi : "Phải chăng chính phủ Anh - Mỹ đã ngầm muốn cho Đức chiếm Bắc Ý để mượn tay quân Đức dẹp phong trào cách mạng sôi nổi ở Bắc Ý rồi sẽ đánh lấy lại Bắc Ý sau". Bài báo cũng đã tiên đoán sự thất bại nhanh hơn của bọn phát xít, kể cả bọn phát xít Nhật ở Viễn Đông.
Bài "Việc giải tán Quốc tế cộng sản" do đồng chí Trường Chinh viết ngày 15-7-1943. Tác giả trình bày những lý do khiến cho Quốc tế cộng sản tự giải tán là nhằm có lợi cho việc củng cố Mặt trận dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát xít, có lợi cho việc thúc đẩy Anh, Mỹ tích cực ủng hộ Liên Xô kháng chiến, cùng Liên Xô đánh bại bọn phát xít, buộc Anh, Mỹ phải mở mặt trận thứ hai. Họ không có lý do gì để thoái thác hoặc trì hoãn một khi Quốc tế cộng sản đã tuyên bố tự giải tán. Bài báo nêu rõ "Quốc tế cộng sản giải tán, nhưng các đảng cộng sản vẫn tồn tại và họ vẫn liên lạc với nhau, giai cấp vô sản thế giới vẫn có phương pháp để thống nhất ý chí và hành động ... Đảng ta cũng như các đảng anh em trên thế giới vẫn giữ nguyên tên đảng và vẫn phải là chính đảng cách mạng độc lập của thợ thuyền ... Vô luận trong tình thế nào, những người cộng sản Đông Dương chúng ta cũng không được sao nhãng việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và việc phát triển tổ chức Đảng ...".
Bài "Vấn đề khởi nghĩa - Kỷ niệm Xô viết Nghệ An" của đồng chí Trường Chinh viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 13 Xô viết Nghệ An đã phân tích ý nghĩa lịch sử sâu xa của nó, những tác dụng tích cực của nó đối với phong trào cách mạng, đồng thời vạch ra những khuyết điểm và sai lầm gây ra thất bại của Xô viết Nghệ An. Từ những bài học kinh nghiệm của Xô viết Nghệ An, tác giả đã phân tích những vấn đề của việc sửa soạn khởi nghĩa chống phát xít Nhật, Pháp, nêu lên những phương pháp cốt yếu làm cho đông đảo quần chúng tham gia khởi nghĩa, làm cho chiến tranh du kích biến thành địa phương khởi nghĩa, làm cho khởi nghĩa có tính chất quần chúng, đúng ý nghĩa cách mạng giải phóng dân tộc ...".
Tạp chí Cộng sản số 3 đã biên tập xong, đang chuẩn bị xuất bản thì diễn ra Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Do vậy, việc xuất bản tạp chí phải đình lại.
Sau thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Nạn đói khủng khiếp đầu năm 1945 chưa được khắc phục thì lại tiếp nạn lụt lớn ở Bắc Bộ. Giữa lúc đó, hai chục vạn quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào miền Bắc, với danh nghĩa công khai thi hành nhiệm vụ do đồng minh giao cho là tước vũ khí quân đội Nhật, nhưng kỳ thật ôm ấp âm mưu thâm độc xóa bỏ Đảng ta, xóa bỏ Mặt trận Việt Minh và lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. Ngày 23-9-1945, được quân đội Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ. Trước tình hình cực kỳ gay go và phức tạp đó, Đảng ta đã có những chủ trương phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cách mạng, đồng thời áp dụng một sách lược khôn khéo, mềm dẻo nhằm phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. Ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố "tự giải tán" tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền nhân dân, đẩy mạnh củng cố và phát triển Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc tiến lên. Tờ báo Sự thật, về mặt công khai là cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, nhưng thực chất là tờ báo của Đảng.
Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Trong những năm 1945-1946, do công cuộc gìn giữ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến quá khẩn trương, Đảng ta không xuất bản tạp chí lý luận. Từ tháng 8-1947 đến tháng 8-1950, Đảng ta lần lượt xuất bản tạp chí Sinh hoạt nội bộ và Tạp chí Cộng sản.
Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam và một số yêu cầu đặt ra  (21/09/2007)
Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới  (21/09/2007)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khoá họp lần thứ 62 Đại hội đồng Liên Hợp quốc và thăm chính thức Cộng hoà Pháp  (21/09/2007)
Đầu ngoài “biển”, chân ở “ao”  (20/09/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay