“Vừa đánh, vừa đàm”
22:56, ngày 25-01-2013
TCCSĐT – “Vừa đánh, vừa đàm” là một phương pháp cách mạng, một biện pháp chiến lược đầy sáng tạo, vừa “quyết đánh”, vừa “biết đánh”, kết hợp chặt chẽ đấu tranh, quân sự, chính trị, ngoại giao, vừa kiên quyết, vừa khôn khéo nhằm đánh thắng một kẻ địch có tiềm lực quân sự mạnh hơn ta gấp bội.
“Vừa đánh, vừa đàm” là phương cách xuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi quân và dân ta nỗ lực giành thắng lợi quyết định. Giành thắng lợi quyết định có nghĩa là quân ta làm phá sản các mục tiêu chủ yếu của từng chiến lược chiến tranh của địch, làm thay đổi cục diện chiến trường, buộc địch phải thay đổi chiến lược, tạo điều kiện cho quân ta tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, kết thúc cuộc kháng chiến.
Trong kháng chiến chống Pháp, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” xuất hiện trong bối cảnh quân và dân ta vừa giành thắng lợi hết sức to lớn trên mặt trận Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954). Ngay hôm sau (ngày 8-5-1954), phái đoàn Việt Nam bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông dương trong tư thế của người chiến thắng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” là cả một giai đoạn đấu tranh gay go quyết liệt kéo dài từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ về nước.
Thắng lợi Tết Mậu Thân mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”
Những người lính năm xưa còn nhớ: đúng đêm giao thừa và đêm mùng Một Tết Mậu Thân (năm 1968), quân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã cùng hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy, trong đó có những trận gây chấn động lớn như đánh tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc lập Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân như một đòn sét đánh làm choáng váng bọn trùm xâm lược Mỹ và chấn động toàn cầu. Tướng Oét-mô-len, Tổng Chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải ra tuyên bố 3 điểm:
1. Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
2. Nhận đàm phán với ta ở Pa-ri.
3. Không ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai nữa.
Đến tháng 5-1968, Mỹ bắt đầu đàm phán với ta ở Pa-ri. Thắng lợi Tết Mậu Thân đã mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã bị phá sản hoàn toàn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn ngoan cố và xảo quyệt tiếp tục mưu đồ xâm lược Việt Nam bằng một chiến lược khác. Nhân dân ta phải tiếp tục “vừa đánh, vừa đàm” cho đến ngày ký Hiệp định Pa-ri mới đuổi hết quân Mỹ về nước.
Ngày 1-1-1969, Bác Hồ có bài thơ chúc Tết:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Trong bài thơ này, Bác Hồ, nhà chiến lược thiên tài đã thiết kế một lộ trình hai bước để tiến tới thắng lợi cuối cùng. Điều thú vị là quá trình hai bước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” được diễn đạt bằng một câu thơ cực kỳ giản dị, mộc mạc, dân giã, ít có câu thơ Việt Nam nào mà những từ “cút” và “nhào” được dùng đắt đến thế.
Không ai ngờ rằng đó là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Người. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với cả dân tộc ta. Biến đau thương thành sức mạnh, quân và dân ta trong cả nước đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Đánh cho Mỹ cút
Cuộc chiến “vừa đánh, vừa đàm” của ta kéo dài gần 5 năm từ cuối năm 1968 đến đầu năm 1973. Vì sao kéo dài như vậy? Đó là vì Ních-xơn, kẻ đại diện cho thế lực hiếu chiến và ngoan cố nhất trong giới cầm quyền Mỹ, sau khi trúng cử Tổng thống thứ 17 của Mỹ đã đề xướng ra “Học thuyết Ních-xơn” và “chiến lược ngăn đe” thay cho “chiến lược phản ứng linh hoạt”. Đối với Việt Nam, Ních-xơn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” kéo dài và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Những năm 1970 và 1971, Mỹ gây đảo chính, lật đổ chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia, lập chính quyền tay sai Lon-Non, tiến công quy mô lớn ra vòng ngoài là Cam-pu-chia và Lào, nhằm cắt đường vận chuyển chiến lược xuyên Đông Dương.
Đầu năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công lớn ra Đường 9 - Nam Lào hòng đánh chiếm Sê Pôn, triệt phá tận gốc đường Hồ Chí Minh và thử nghiệm công thức “bộ binh ngụy + hỏa lực + hậu cần Mỹ”. Do phán đoán đúng và dự kiến sớm, ta đã chuẩn bị tốt và tiến hành thắng lợi chiến dịch phản công có ý nghĩa chiến lược Đường 9 - Nam Lào, đánh bại quân chủ lực ngụy có sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ, giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào cũng đã chấm dứt quá trình tiến công ra vòng ngoài bằng các cuộc hành quân lớn của Mỹ - ngụy trên chiến trường ba nước Đông Dương.
Tiếp đó năm 1972, nhằm lúc Mỹ lúng túng bế tắc về chiến lược, lại sắp bước vào năm bầu cử tổng thống Mỹ, ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược 1972 trên toàn miền Nam trên 3 hướng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hướng chủ yếu là Trị Thiên.
Trước những thất bại nặng nề của quân ngụy, Mỹ bị động “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh, dùng không quân, hải quân đánh phá quyết liệt ở miền Nam và cả ở miền Bắc, kết hợp với những hành động ngoại giao xảo quyệt và cuối cùng tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng hòng hạn chế thắng lợi của ta; buộc ta phải chấp nhận điều kiện của Mỹ trong đàm phán, kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Mặc dù Mỹ phản ứng điên cuồng như vậy nhưng thắng lợi của ta trên các chiến trường miền Nam năm 1972 và đặc biệt là thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đơn phương rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc ra khỏi miền Nam nước ta.
Hiệp định Pa-ri đã kết thúc quá trình “vừa đánh, vừa đàm” của quân đội ta. Quân và dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợi câu thơ của Bác “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều kiện để hai năm sau, với thắng lợi Đại thắng mùa Xuân 1975, quân và dân ta tiếp tục thực hiện “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành trọn vẹn lời thơ chúc Tết cuối cùng của Bác:
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp, xuân nào vui hơn./.
Trong kháng chiến chống Pháp, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” xuất hiện trong bối cảnh quân và dân ta vừa giành thắng lợi hết sức to lớn trên mặt trận Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954). Ngay hôm sau (ngày 8-5-1954), phái đoàn Việt Nam bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông dương trong tư thế của người chiến thắng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, phương pháp “vừa đánh, vừa đàm” là cả một giai đoạn đấu tranh gay go quyết liệt kéo dài từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ về nước.
Thắng lợi Tết Mậu Thân mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”
Những người lính năm xưa còn nhớ: đúng đêm giao thừa và đêm mùng Một Tết Mậu Thân (năm 1968), quân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã cùng hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy, trong đó có những trận gây chấn động lớn như đánh tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc lập Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân như một đòn sét đánh làm choáng váng bọn trùm xâm lược Mỹ và chấn động toàn cầu. Tướng Oét-mô-len, Tổng Chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải ra tuyên bố 3 điểm:
1. Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
2. Nhận đàm phán với ta ở Pa-ri.
3. Không ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai nữa.
Đến tháng 5-1968, Mỹ bắt đầu đàm phán với ta ở Pa-ri. Thắng lợi Tết Mậu Thân đã mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã bị phá sản hoàn toàn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn ngoan cố và xảo quyệt tiếp tục mưu đồ xâm lược Việt Nam bằng một chiến lược khác. Nhân dân ta phải tiếp tục “vừa đánh, vừa đàm” cho đến ngày ký Hiệp định Pa-ri mới đuổi hết quân Mỹ về nước.
Ngày 1-1-1969, Bác Hồ có bài thơ chúc Tết:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Trong bài thơ này, Bác Hồ, nhà chiến lược thiên tài đã thiết kế một lộ trình hai bước để tiến tới thắng lợi cuối cùng. Điều thú vị là quá trình hai bước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” được diễn đạt bằng một câu thơ cực kỳ giản dị, mộc mạc, dân giã, ít có câu thơ Việt Nam nào mà những từ “cút” và “nhào” được dùng đắt đến thế.
Không ai ngờ rằng đó là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Người. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với cả dân tộc ta. Biến đau thương thành sức mạnh, quân và dân ta trong cả nước đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Đánh cho Mỹ cút
Cuộc chiến “vừa đánh, vừa đàm” của ta kéo dài gần 5 năm từ cuối năm 1968 đến đầu năm 1973. Vì sao kéo dài như vậy? Đó là vì Ních-xơn, kẻ đại diện cho thế lực hiếu chiến và ngoan cố nhất trong giới cầm quyền Mỹ, sau khi trúng cử Tổng thống thứ 17 của Mỹ đã đề xướng ra “Học thuyết Ních-xơn” và “chiến lược ngăn đe” thay cho “chiến lược phản ứng linh hoạt”. Đối với Việt Nam, Ních-xơn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” kéo dài và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Những năm 1970 và 1971, Mỹ gây đảo chính, lật đổ chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia, lập chính quyền tay sai Lon-Non, tiến công quy mô lớn ra vòng ngoài là Cam-pu-chia và Lào, nhằm cắt đường vận chuyển chiến lược xuyên Đông Dương.
Đầu năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công lớn ra Đường 9 - Nam Lào hòng đánh chiếm Sê Pôn, triệt phá tận gốc đường Hồ Chí Minh và thử nghiệm công thức “bộ binh ngụy + hỏa lực + hậu cần Mỹ”. Do phán đoán đúng và dự kiến sớm, ta đã chuẩn bị tốt và tiến hành thắng lợi chiến dịch phản công có ý nghĩa chiến lược Đường 9 - Nam Lào, đánh bại quân chủ lực ngụy có sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ, giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào cũng đã chấm dứt quá trình tiến công ra vòng ngoài bằng các cuộc hành quân lớn của Mỹ - ngụy trên chiến trường ba nước Đông Dương.
Tiếp đó năm 1972, nhằm lúc Mỹ lúng túng bế tắc về chiến lược, lại sắp bước vào năm bầu cử tổng thống Mỹ, ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược 1972 trên toàn miền Nam trên 3 hướng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hướng chủ yếu là Trị Thiên.
Trước những thất bại nặng nề của quân ngụy, Mỹ bị động “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh, dùng không quân, hải quân đánh phá quyết liệt ở miền Nam và cả ở miền Bắc, kết hợp với những hành động ngoại giao xảo quyệt và cuối cùng tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng hòng hạn chế thắng lợi của ta; buộc ta phải chấp nhận điều kiện của Mỹ trong đàm phán, kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Mặc dù Mỹ phản ứng điên cuồng như vậy nhưng thắng lợi của ta trên các chiến trường miền Nam năm 1972 và đặc biệt là thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đơn phương rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc ra khỏi miền Nam nước ta.
Hiệp định Pa-ri đã kết thúc quá trình “vừa đánh, vừa đàm” của quân đội ta. Quân và dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợi câu thơ của Bác “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều kiện để hai năm sau, với thắng lợi Đại thắng mùa Xuân 1975, quân và dân ta tiếp tục thực hiện “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành trọn vẹn lời thơ chúc Tết cuối cùng của Bác:
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp, xuân nào vui hơn./.
Tăng năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp  (25/01/2013)
Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2013 lần thứ 1  (25/01/2013)
Vốn FDI đăng ký đạt 257,1 triệu USD trong tháng 1  (25/01/2013)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 – mốc son trong trang sử ngoại giao Việt Nam  (25/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay