Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2013 lần thứ 1
Hội nghị diễn ra trong các ngày từ 25-1 đến 7-2, tại Khách sạn Ritz Carlton ở trung tâm thủ đô Jakarta, với sự tham gia của quan chức cấp cao các ngành kinh tế 21 thành viên APEC.
Phát biểu khai mạc APEC-SOM 1, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị, đồng thời khẳng định vai trò và sự đóng góp của Indonesia trong các hoạt động của APEC. Đây là lần thứ hai Indonesia là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh APEC, sau lần thứ nhất diễn ra tại Bogor năm 1994 .
Bộ trưởng Suswono cho biết, với chủ đề “Khả năng phục hồi của khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới,” Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 sẽ tập trung vào thảo luận các nội dung và biện pháp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế mạnh hơn của châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã và đang chuyển dịch từ Phương Tây sang khu vực này.
Bộ trưởng Suswono nêu rõ, trong vai trò nước đăng cai và mong muốn củng cố vai trò lãnh đạo của mình ở Đông Nam Á nói riêng và trong APEC nói chung, Indonesia đã đưa ba nội dung ưu tiên trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, bao gồm đạt được các mục tiêu Bogor, thúc đẩy kết nối, tăng trưởng bền vững và công bằng, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực an ninh lương thực và năng lượng, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động, nâng cao vai trò của nông dân, ứng phó khẩn cấp với thiên tai và khủng hoảng, công nghệ xanh, chống tham nhũng và khủng bố, nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy thương mại điện tử và đầu tư.
Các nước thành viên APEC tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1994 tại Bogor đã nhất trí với ”Mục tiêu Bogor” do Indonesia đề xuất, nhằm hình thành cơ sở cho thương mại mở và chế độ đầu tư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với một khung thời gian mục tiêu cho việc thực hiện đầy đủ tự do thương mại và đầu tư vào năm 2010 với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 với các nền kinh tế đang phát triển.
Bộ trưởng Suswono nêu rõ để đáp ứng các mục tiêu Bogor, APEC sẽ tập trung vào ba lĩnh vực thương mại và tự do hóa đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và hợp tác kinh tế và kỹ thuật, trong đó năm 2013 sẽ tập trung vào việc mở rộng thương mại, đầu tư, và cải cách cơ cấu.
APEC sẽ tập trung vào khả năng cạnh tranh toàn cầu của các SME để đạt được tăng trưởng bền vững và công bằng, vào các kết nối vật lý, bao gồm cả sự phát triển của cơ sở hạ tầng và đầu tư, kết nối hàng hải, kết nối thể chế và kết nối nhân dân để tăng cường kết nối.
Bộ trưởng Suswono cũng nêu bật tầm quan trọng của APEC đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và với nền kinh tế Indonesia nói riêng, khi tổng kim ngạch thương mại của Indonesia với các thành viên khác trong APEC chiếm khoảng 78% tổng kim ngạch thương mại của Indonesia với thế giới, đầu tư của các nền kinh tế APEC vào Indonesia đã tăng từ 9,26 tỷ USD năm 2010 lên 10,7 tỷ USD năm 2011, và 10 nền kinh tế thành viên APEC nằm trong tốp 20 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Indonesia.
Theo Ban tổ chức, APEC-SOM 1 sẽ bao gồm 44 cuộc họp chuyên môn với 26 tiểu diễn đàn và các Ủy ban của APEC.
Ngày 25-1 đã diễn ra cuộc họp chuyên môn đầu tiên về Quan hệ đối tác chính sách an ninh lương thực, do đại diện nước chủ nhà Indonesia chủ trì.
APEC - được thành lập năm 1989, là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 21 nền kinh tế thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam./.
Vốn FDI đăng ký đạt 257,1 triệu USD trong tháng 1  (25/01/2013)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 – mốc son trong trang sử ngoại giao Việt Nam  (25/01/2013)
Hiệp định Pa-ri về Việt Nam - sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nền ngoại giao Việt Nam (*)  (25/01/2013)
Hội nghị triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011 - 2015  (25/01/2013)
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh: Công tác kiểm tra, giám sát là công cụ quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh  (25/01/2013)
Lợi thế và hạn chế  (25/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay