Triển khai nghiêm túc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
* Ngày 18-1, Ban Chỉ đạo của Bộ Công an về việc Tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong lực lượng Công an nhân dân.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 trong Công an nhân dân chủ trì Hội nghị.
Hội nghị đã quán triệt đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo và thủ trưởng các đơn vị về những nội dung cơ bản Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Kế hoạch của Chính phủ và Bộ Công an về việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội nghị xác định, việc triển khai lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là sự kiện chính trị quan trọng, là nhiệm vụ chính trị phải được lãnh đạo các cấp trong Công an nhân dân nghiêm túc triển khai thực hiện, nhằm phát huy dân chủ, trực tiếp trí tuệ, quyền, nghĩa vụ của mỗi công dân với Tổ quốc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ đối với việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị: Để việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong Công an nhân dân đảm bảo chất lượng, hiệu quả, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo trong quý I/2013. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được phát động thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý trong toàn lực lượng Công an nhân dân, phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, chủ động đóng góp lấy ý kiến xây dựng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương, các Trường Công an nhân dân tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên nghiên cứu tham gia lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, giới thiệu các chuyên đề và nội dung tham gia, qua đó đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp.
Thủ trưởng các đơn vị Công an nghiêm túc quán triệt những nội dung và định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về những nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tới toàn thể đảng viên, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Việc tổ chức tham gia lấy ý kiến phải đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả, linh hoạt với các hình thức phù hợp, với phạm vi tham gia về toàn bộ dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các cơ quan báo chí trong Công an nhân dân mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để phản ánh, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp, đề xuất của cán bộ, chiến sỹ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
* Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã triển khai Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đoàn thanh niên các cấp sẽ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên ở trong và ngoài nước tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Việc lấy ý kiến được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm.
Đối tượng lấy ý kiến bao gồm các cấp bộ Đoàn, Hội; cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên.
Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Trong đó tập trung góp ý sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và những vấn đề đoàn viên, hội viên quan tâm.
Các cấp bộ Đoàn, Hội tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thông qua sinh hoạt chi đoàn, chi hội, qua các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm…
Các đơn vị báo chí, Website của Đoàn mở chuyên trang, chuyên mục, các diễn đàn, hộp thư góp ý trên báo giấy và báo điện tử, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để bạn đọc gửi ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các cấp bộ Đoàn, Hội có hình thức khuyến khích cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên ngoài việc đóng góp ý kiến tại tổ chức nơi mình sinh hoạt, có thể đóng góp qua hệ thống báo chí của đoàn, cũng như tích cực tham gia đóng góp ý kiến của cá nhân trực tiếp tại Trang thông tin điện tử của Quốc hội http://duthaoonline.quochoi.vn .
Các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc căn cứ kế hoạch của Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở địa phuơng, đơn vị mình.
Đoàn cơ sở tổ chức sinh hoạt chi đoàn để lấy ý kiến đoàn viên, thanh niên (báo cáo đoàn cấp huyện trước ngày 05-02-2013). Đoàn cấp huyện tổ chức lấy ý kiến trong đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, lấy ý kiến trong một số đối tượng, lĩnh vực (tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ đoàn cấp tỉnh trước ngày 01-03-2013).
Ban thường vụ cấp tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến trong cán bộ Đoàn chủ chốt và một số đối tượng, lĩnh vực; tổng hợp báo cáo của cấp huyện, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn trước ngày 05-03-2013.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ trực tiếp dự Hội nghị lấy ý kiến của một số tỉnh, thành đoàn gắn với kế hoạch đi cơ sở 2013.
* Ngày 18-1, Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 11 huyện, thành phố trong tỉnh để triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội nghị toàn tỉnh đã quán triệt các Chỉ thị của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị 15 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 02 của HĐND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2012.
Để thực hiện tốt việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, tỉnh Hòa Bình thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên; chú trọng khâu kiểm tra đôn đốc, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến. Các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương song phải phát huy cao nhất vai trò làm chủ của nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến.
Tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương xây dựng báo cáo đóng góp ý kiến nhân dân đảm bảo đúng tiến độ, phản ánh đầy đủ, chính xác ý kiến của nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương mở chuyên trang, chuyên mục hướng dẫn nhân dân góp ý, đăng tải các ý kiến của nhân dân, đồng thời giải đáp những thắc mắc mà nhân dân chưa rõ.
* Tỉnh Tây Ninh đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 9 huyện, thị xã triển khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã triển khai tới các huyện, thị xã Chỉ thị 22-CT/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị và Công văn số 425-CV/TU ngày 4-1-2013 của Tỉnh ủy Tây Ninh về triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, báo cáo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, thảo luận việc thực hiện lấy ý kiến nhân dân tại các đơn vị, cơ sở.
Để việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện tốt, hiệu quả, tỉnh Tây Ninh yêu cầu các sở, ban ngành, các địa phương tập trung vào các điểm chính: Quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; coi việc lấy ý kiến nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện về vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho các đơn vị tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, tránh mang tính chất hình thức, qua loa… nhằm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, phản ánh đầy đủ và chính xác ý kiến của nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội để người dân an tâm, thực hiện tốt quyền công dân trong việc đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp…
Dự kiến, từ ngày 21-1, tỉnh sẽ bắt đầu lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại các huyện, thị xã; phường, xã, thị trấn; hệ thống Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tổ quốc các cấp. Ngoài ra, HĐND cũng nhận ý kiến đóng góp qua email để thuận lợi cho việc lấy ý kiến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
* Ngày 17-1, HĐND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 9 huyện, thành phố triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của lãnh đạo các địa phương, ban, ngành, đoàn thể, UBMTTQ Việt Nam...
UBND thành phố Lào Cai cũng đã thông báo Quyết định ban hành kế hoạch tổ chức triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn toàn tỉnh. Lào Cai sẽ tổ chức 2 hội thảo lấy ý kiến của đại diện các sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý; đại diện Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp; đại diện các cơ quan thống tấn, báo chí; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Hội thảo lấy ý kiến của đại diện UBND các huyện, thành phố, xã, phường và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện, thành phố tổ chức hội thảo lấy ý kiến với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cấp cơ sở và trực tiếp tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại xã, phường thuộc địa bàn quản lý. Từng xã, phường tổ chức rộng rãi việc lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tất cả các ý kiến đóng góp được tổng hợp và hoàn thành trước ngày 15-3-2013.
* Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho cán bộ các sở, ban ngành và các huyện thị trong tỉnh.
Tại Hội nghị, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã thông báo Kế hoạch tổ chức triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Tỉnh Sơn La xác định việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị và dân chủ, nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi và thi hành Hiến pháp.
Thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tỉnh Sơn La sẽ tổ chức các Hội nghị chuyên đề, Hội thảo lấy ý kiến của UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các sở, ban, ngành, các cơ quan tư pháp, Hội luật gia, đoàn luật sư; lãnh đạo các huyện, xã; các trí thức, nhà khoa học, quản lý và nhân dân trong tỉnh. Thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân của tỉnh Sơn La bắt đầu từ ngày 2-1 đến hết ngày 31-3.
* Ngày 17-1, thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tới các ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Thanh Hóa xác định việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải đảm bảo phát huy quyền làm chủ và tâm huyết của nhân dân, thông qua đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị, tổ chức đối với hiến pháp và tinh thần của hiến pháp. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa to lớn khẳng định quyền làm chủ của nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 được tổ chức nghiêm túc, công khai, dân chủ, đảm bảo tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi tầng lớp nhân dân được đóng góp trí tuệ của mình cho những nội dung và tinh thần của hiến pháp.
Để việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt kết quả, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Ban chỉ đạo cấp tỉnh về việc lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cũng yêu cầu các địa phương, ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện lấy ý kiến của nhân dân. Trong đó nhấn mạnh, các ban, ngành, đoàn thể ngoài việc góp ý chung cần nghiên cứu để góp ý sâu hơn về các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành mình. Đồng thời việc tổng hợp ý kiến phải đầy đủ, khách quan, trung thực, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với hiến pháp. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nhân dân hiểu được những nội dung của dự thảo sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tham gia ý kiến.
Theo kế hoạch từ 18-1 đến 28-2-2013, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức các hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; chậm nhất đến 15-3 thường trực HĐND tỉnh sẽ gửi báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tới Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp./.
Ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn  (19/01/2013)
Khai thác dầu khí ở nước ngoài là "con đường” phải đi  (19/01/2013)
Việt Nam chính thức phản đối vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm  (19/01/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Quân khu 9  (19/01/2013)
Đưa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam - EU lên tầm cao mới  (18/01/2013)
Tổng thống Argentina bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam  (18/01/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên