Việt Nam chính thức phản đối vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm
TCCSĐT - Ngày 19-1-2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có buổi tham vấn với đại diện Cục Quản lý nhập khẩu thuộc Tổng Cục Thương mại Quốc tế (ITC) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) về nội dung liên quan tới vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Tại buổi tham vấn, phía Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm không hài lòng và chính thức phản đối vụ kiện.
Việc khởi xướng vụ kiện chống phá giá và trợ cấp (AD/CVD) nhằm vào mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam có thể sẽ tác động xấu tới mối quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển mạnh mẽ giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng các lập luận trong đơn yêu cầu điều tra, đồng thời xem xét các lựa chọn pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân nuôi tôm và các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào việc sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu. Nếu như ITC quyết định khởi xướng vụ kiện và áp một mức thuế AD/CVD nào đó cho mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam sẽ là một quyết định không công bằng, là biện pháp đánh thuế hai lần và gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hơn 600 ngàn nông dân, người làm chế biến tôm Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực này.
Về phía Mỹ, đại diện Cục quản lý nhập khẩu khẳng định Hoa Kỳ sẽ xem xét một cách cẩn trọng, nghiêm túc quan điểm của phía Việt Nam và của các nước khác có liên quan tới vụ kiện và khẳng định DOC giải quyết vụ kiện này một cách độc lập, không dính tới việc trả đũa hay trừng phạt của bất kỳ vụ kiện nào. Theo những thông tin mới được cập nhật, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US-ITC) sẽ đưa ra quyết định sơ bộ về việc ngành nuôi trồng, chế biến tôm của Mỹ có bị thiệt hại hay không vào ngày 11-2 tới. Trong số 7 nước cùng bị khởi kiện lần này (gồm Trung Quốc, Ấn độ, Ê-cua-đo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Việt Nam), ITC đã tiến hành tham vấn riêng với từng quốc gia có liên quan trong vụ kiện và đã hoàn thành việc tham vấn này.
Trước đó một ngày, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức thụ lý đơn của một số doanh nghiệp Mỹ kiện tôm nhập khẩu từ Việt Nam và sáu nước khác với cáo buộc bán phá giá. Theo đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (USITC) cũng đã tiến hành phiên thảo luận công khai với sự tham dự của các doanh nghiệp Mỹ và đại diện của bảy nước có mặt hàng tôm bị kiện. Các doanh nghiệp Mỹ như Carson&Co. Inc, Tidelands Seafood Co. Inc và Gulf Fish Inc đứng ra khởi kiện với lập luận rằng mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh được chính phủ trợ cấp nhập khẩu vào Mỹ từ bảy nước là Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Ê-cua-đo đã "gây thiệt hại nghiêm trọng" tới ngành tôm của Mỹ. Theo các công ty này, do không cạnh tranh được về giá, chỉ trong giai đoạn ngắn từ tháng 9-2011 đến 9-2012, sản lượng tôm ở Mỹ giảm 0,1%, năng lực sản xuất giảm 3,8%, đánh bắt tôm giảm 9,5%, số lượng công nhân giảm 2,2%, tổng lợi nhuận giảm 8,6%, và thu nhập sản xuất giảm 247,8%.
Các doanh nghiệp Mỹ cáo buộc 7 nước nói trên đã nhận được sự trợ giá của chính phủ với tổng cộng là 4,2 tỷ USD trong năm 2011. Cụ thể, Thái lan là nước có mức trợ giá cho mặt hàng tôm xuất khẩu vào Mỹ nhiều nhất, lên đến 1,6 tỷ USD. Tiếp theo, lần lượt là các nước với mức trợ giá tương ứng In-đô-nê-xi-a (667 triệu USD), Ê-cua-đo (524 triệu USD), Ấn Độ (512 triệu USD), Việt Nam (493 triệu USD), Ma-lai-xi-a (206 triệu USD) và Trung Quốc là 154 triệu USD. Đại diện 7 nước cho rằng cáo buộc nhận trợ cấp của chính phủ để giảm giá xuất khẩu tôm vào Mỹ là thiếu căn cứ. Ngành tôm của bảy nước, trong đó có Việt Nam, đơn thuần có lợi thế từ điều kiện tự nhiên, có quy trình nuôi trồng và chế biến được chuẩn hóa, và đặc biệt là nguồn lực nhân công giá rẻ. Việc kiện chống bán phá giá này trên thực tế chỉ là nhằm tìm kiếm sự bảo hộ cho ngành tôm của Mỹ, và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.
Ngày 15-1, đại diện cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Oa-sinh-tơn cũng đã có buổi tiếp xúc với Bộ Thương mại Mỹ, để phản đối cáo buộc tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ được trợ giá. Dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ căn cứ trên kết luận sơ bộ của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ về vụ kiện và công bố kết luận cuối cùng trong tháng 7./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Quân khu 9  (19/01/2013)
Đưa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam - EU lên tầm cao mới  (18/01/2013)
Tổng thống Argentina bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam  (18/01/2013)
EVN bảo đảm cung ứng điện trong mùa khô năm nay  (18/01/2013)
Nhiều nước Eurozone khó khăn hơn mức dự đoán  (18/01/2013)
Nga kỷ niệm 70 năm phá vỡ vòng vây phát xít Đức  (18/01/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên