Chất vấn tại HĐND Thành phố Hà Nội: Nóng về vấn đề đất đai và nhà tái định cư
22:07, ngày 05-12-2012
Ngày 5-12, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV đã nóng lên với những câu hỏi của đại biểu tập trung vào vấn đề quản lý, quy hoạch, sử dụng đất đai; chất lượng của chung cư tái định cư. Đã có hai phó chủ tịch UBND Thành phố, 6 giám đốc sở tham gia trả lời và 27 lượt đại biểu nêu câu hỏi.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh là người đăng đàn đầu tiên để trả lời nhóm câu hỏi về vấn đề quản lý đất đai.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh trả lời chất vấn đại biểu |
Làm rõ giải pháp khắc phục dự án chậm triển khai
Các đại biểu đề nghị ông Vũ Hồng Khanh tập trung làm rõ những biện pháp để chấm dứt tình trạng trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án đã giao đất nhiều năm cho các chủ đầu tư, song chậm được đưa vào sử dụng nên để hoang hóa, sử dụng sai mục đích.
Ông Vũ Hồng Khanh cho biết, từ năm 2009 đến 2012, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với 882 tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai.
Từ năm 2009 đến nay, UBND Thành phố đã ban hành 38 quyết định thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi 828,6ha. Kết quả, 17 quyết định đã thực hiện xong với tổng diện tích thu hồi được 817,9ha.
Việc thực hiện các quyết định thu hồi đất có khó khăn về cơ chế hoàn trả chi phí cho chủ đầu tư đã đầu tư trên đất, về bố trí kinh phí thực hiện và việc khiếu nại của doanh nghiệp cũng như việc giải quyết việc làm cho người lao động trên khu đất bị thu hồi.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai chất vấn về trách nhiệm của UBND Thành phố, các cơ quan tham mưu trong việc “xé rào” cấp phép Công viên hồ điều hòa Nhân Chính; và Dự án rác thải Thanh Trì đã kéo dài quá lâu.
Ông Vũ Hồng Khanh cho biết, với dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, về mặt pháp lý, UBND Thành phố giao cho UBND quận Thanh Xuân tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, chủ đầu tư Megastar nghiên cứu quy hoạch lập dự án, sắp tới sẽ báo cáo Thường trực Thành ủy.
Còn với Dự án rác thải Thanh Trì “đóng băng” đã 10 năm, ông Vũ Hồng Khanh thừa nhận “đúng là những dự án này đang chậm triển khai, UBND Thành phố sẽ rút kinh nghiệm”.
Ông Vũ Hồng Khanh khẳng định quan điểm của UBND Thành phố về các dự án trên địa bàn Thành phố vi phạm pháp luật là phải thu hồi, xử lý.
“Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai là chưa tốt, chúng tôi đã có nhiều kiểm điểm. Tuy nhiên, thái độ của UBND rất dứt khoát, không có quan điểm đối với người dân thì làm nặng, các doanh nghiệp là làm nhẹ. Mà quan điểm là bình đẳng, nhưng phải xử lý từ thấp đến cao. Đến mức độ thu hồi thì phải thu hồi. Nếu có tình trạng bao che, phát hiện ra sẽ xử lý theo pháp luật”, ông Vũ Hồng Khanh nói.
Lý do khiến nhà tái định cư có chất lượng kém
Liên quan đến vấn đề nhà tái định cư, nhiều đại biểu nêu thực trạng hầu hết các chung cư tái định cư có chất lượng xây dựng không tốt, công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức, việc duy tu, bảo dưỡng sửa chữa hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị dùng chung thiếu kịp thời.
Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, có nhiều nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng này như: khi xây dựng các công trình nhà ở tái định cư trước đây, để tạo điều kiện cho các hộ gia đình mua nhà tái định cư với giá hợp lý, khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà tái định cư thường sử dụng các vật liệu hoàn thiện ở mức độ vừa phải để có giá thành hợp lý cho người dân; phối hợp trong công tác quản lý, cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, an ninh trật tự của các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân đặt câu hỏi: “Quá trình thanh tra, kiểm tra với các chủ đầu tư như thế nào? Trong thời gian tới có chấm dứt tình trạng nhà chung cư tái định cư kém chất lượng không?”.
Ông Nguyễn Thế Hùng cho biết Thành phố cương quyết sẽ thay đổi chất lượng của nhà chung cư tái định cư, phải tương xứng với chất lượng của các chung cư thương mại. Thành phố đang có chủ trương sẽ mua lại các chung cư thương mại để làm quỹ nhà tái định cư.
Trước mắt, để kịp thời sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp, UBND Thành phố đã giao Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội theo nhiệm vụ, trách nhiệm được giao phải tự ứng kinh phí để sửa chữa những hỏng hóc tại các khu tái định cư sau khi có thông báo từ phía ban quản lý, tổ dân phố. Đối với các khu tái định cư tập trung như: Nam Trung Yên, Đền Lừ… Thành phố đã giao các đơn vị chuyên ngành sửa chữa, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh hệ thống đường, hệ thống thoát nước, chiếu sáng để người dân ổn định cuộc sống.
Trong phiên chất vấn, các đại biểu cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề về quản lý trật tự xây dựng, đô thị; xây dựng chính quyền; văn hóa xã hội.
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND Thành phố Ngô Thị Doãn Thanh nêu rõ, HĐND Thành phố đã tổng hợp được 182 kiến nghị của cử tri gửi đến UBND Thành phố và các sở ngành liên quan trong kỳ họp thứ 6. Đề nghị UBND trả lời trước 10 câu hỏi được cử tri quan tâm, là những vấn đề nóng, nổi cộm, làm tài liệu cho đại biểu báo cáo khi đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp này. 172 nội dung kiến nghị còn lại, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan trả lời chậm nhất ngày 31-1-2013 để thường trực HĐND đăng tải trên các báo địa phương, gửi trả lời các cử tri, là căn cứ để các đại biểu tiếp tục theo dõi, giám sát việc trả lời cũng như việc thực hiện các kiến nghị của cử tri./.
Các đại biểu đề nghị ông Vũ Hồng Khanh tập trung làm rõ những biện pháp để chấm dứt tình trạng trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án đã giao đất nhiều năm cho các chủ đầu tư, song chậm được đưa vào sử dụng nên để hoang hóa, sử dụng sai mục đích.
Ông Vũ Hồng Khanh cho biết, từ năm 2009 đến 2012, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với 882 tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai.
Từ năm 2009 đến nay, UBND Thành phố đã ban hành 38 quyết định thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi 828,6ha. Kết quả, 17 quyết định đã thực hiện xong với tổng diện tích thu hồi được 817,9ha.
Việc thực hiện các quyết định thu hồi đất có khó khăn về cơ chế hoàn trả chi phí cho chủ đầu tư đã đầu tư trên đất, về bố trí kinh phí thực hiện và việc khiếu nại của doanh nghiệp cũng như việc giải quyết việc làm cho người lao động trên khu đất bị thu hồi.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai chất vấn về trách nhiệm của UBND Thành phố, các cơ quan tham mưu trong việc “xé rào” cấp phép Công viên hồ điều hòa Nhân Chính; và Dự án rác thải Thanh Trì đã kéo dài quá lâu.
Ông Vũ Hồng Khanh cho biết, với dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, về mặt pháp lý, UBND Thành phố giao cho UBND quận Thanh Xuân tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, chủ đầu tư Megastar nghiên cứu quy hoạch lập dự án, sắp tới sẽ báo cáo Thường trực Thành ủy.
Còn với Dự án rác thải Thanh Trì “đóng băng” đã 10 năm, ông Vũ Hồng Khanh thừa nhận “đúng là những dự án này đang chậm triển khai, UBND Thành phố sẽ rút kinh nghiệm”.
Ông Vũ Hồng Khanh khẳng định quan điểm của UBND Thành phố về các dự án trên địa bàn Thành phố vi phạm pháp luật là phải thu hồi, xử lý.
“Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai là chưa tốt, chúng tôi đã có nhiều kiểm điểm. Tuy nhiên, thái độ của UBND rất dứt khoát, không có quan điểm đối với người dân thì làm nặng, các doanh nghiệp là làm nhẹ. Mà quan điểm là bình đẳng, nhưng phải xử lý từ thấp đến cao. Đến mức độ thu hồi thì phải thu hồi. Nếu có tình trạng bao che, phát hiện ra sẽ xử lý theo pháp luật”, ông Vũ Hồng Khanh nói.
Lý do khiến nhà tái định cư có chất lượng kém
Liên quan đến vấn đề nhà tái định cư, nhiều đại biểu nêu thực trạng hầu hết các chung cư tái định cư có chất lượng xây dựng không tốt, công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức, việc duy tu, bảo dưỡng sửa chữa hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị dùng chung thiếu kịp thời.
Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, có nhiều nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng này như: khi xây dựng các công trình nhà ở tái định cư trước đây, để tạo điều kiện cho các hộ gia đình mua nhà tái định cư với giá hợp lý, khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà tái định cư thường sử dụng các vật liệu hoàn thiện ở mức độ vừa phải để có giá thành hợp lý cho người dân; phối hợp trong công tác quản lý, cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, an ninh trật tự của các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân đặt câu hỏi: “Quá trình thanh tra, kiểm tra với các chủ đầu tư như thế nào? Trong thời gian tới có chấm dứt tình trạng nhà chung cư tái định cư kém chất lượng không?”.
Ông Nguyễn Thế Hùng cho biết Thành phố cương quyết sẽ thay đổi chất lượng của nhà chung cư tái định cư, phải tương xứng với chất lượng của các chung cư thương mại. Thành phố đang có chủ trương sẽ mua lại các chung cư thương mại để làm quỹ nhà tái định cư.
Trước mắt, để kịp thời sửa chữa các hư hỏng, xuống cấp, UBND Thành phố đã giao Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội theo nhiệm vụ, trách nhiệm được giao phải tự ứng kinh phí để sửa chữa những hỏng hóc tại các khu tái định cư sau khi có thông báo từ phía ban quản lý, tổ dân phố. Đối với các khu tái định cư tập trung như: Nam Trung Yên, Đền Lừ… Thành phố đã giao các đơn vị chuyên ngành sửa chữa, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh hệ thống đường, hệ thống thoát nước, chiếu sáng để người dân ổn định cuộc sống.
Trong phiên chất vấn, các đại biểu cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề về quản lý trật tự xây dựng, đô thị; xây dựng chính quyền; văn hóa xã hội.
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND Thành phố Ngô Thị Doãn Thanh nêu rõ, HĐND Thành phố đã tổng hợp được 182 kiến nghị của cử tri gửi đến UBND Thành phố và các sở ngành liên quan trong kỳ họp thứ 6. Đề nghị UBND trả lời trước 10 câu hỏi được cử tri quan tâm, là những vấn đề nóng, nổi cộm, làm tài liệu cho đại biểu báo cáo khi đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp này. 172 nội dung kiến nghị còn lại, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan trả lời chậm nhất ngày 31-1-2013 để thường trực HĐND đăng tải trên các báo địa phương, gửi trả lời các cử tri, là căn cứ để các đại biểu tiếp tục theo dõi, giám sát việc trả lời cũng như việc thực hiện các kiến nghị của cử tri./.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam năm 2012  (05/12/2012)
Đối thoại với các doanh nghiệp du lịch  (05/12/2012)
Hoạt động chào mừng sinh nhật Nhà vua và Quốc khánh Vương quốc Thái Lan  (05/12/2012)
Tổng kết thi tìm hiểu truyền thống quan hệ Lào - Việt Nam  (05/12/2012)
Đại sứ Việt Nam trình quốc thư lên Chủ tịch nước CHDCND Lào  (05/12/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên