Nga và Pháp củng cố quan hệ đối tác song phương
Phiên họp Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương sẽ diễn ra ngày 27-11-2012 tại Paris dưới sự chủ trì của Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev dự kiến tập trung thảo luận các kế hoạch để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Các cuộc thảo luận trong khuôn khổ phiên họp lần này sẽ thu hút sự chú ý của dư luận, bởi vì theo các chuyên gia Pháp, nền kinh tế Nga chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu ít hơn nhiều so với các nước khác.
Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường của xứ sở “Bạch dương” đang tăng lên nhờ việc Nga hiện “sở hữu” những nhân tố rất thuận lợi như thặng dư thương mại lớn, nợ công thấp, khối lượng dự trữ vàng - ngoại tệ lớn,...
Với lợi thế cạnh tranh đó, việc giới doanh nghiệp Pháp tích cực đầu tư vào nền kinh tế Nga cũng là điều dễ hiểu. Hiện, Pháp là một trong năm nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Nga. Bên cạnh sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật cũng chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Pháp.
Mátxcơva và Paris đang phối hợp thực hiện dự án trung tâm công nghệ cao “Skolkovo”, cũng như hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đặc biệt, tháng 1-2011, Nga và Pháp đã ký hợp đồng mua-bán tàu sân bay Mistral, đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác kỹ thuật - quân sự song phương.
Ngoài ra, dự án mở rộng Thủ đô Mátxcơva của Nga cũng là cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp Pháp hoạt động trong các lĩnh vực như giao thông, kiến trúc đô thị...
Xác định tầm quan trọng của mối quan hệ với Nga, Chính phủ của Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay sau khi lên nắm quyền không những khẳng định sự trung thành với “lộ trình” hợp tác, mà còn lần đầu tiên chỉ định đặc phái viên của Ngoại trưởng phụ trách phát triển quan hệ với Nga nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương phát triển toàn diện./.
Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, thấp nhất xuống 15 độ C  (26/11/2012)
Khắc phục sự không công bằng trong y tế là vấn đề then chốt giúp đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế tại Việt Nam  (26/11/2012)
Từ độc lập, tự do đến chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo  (26/11/2012)
Thành phố Hồ Chí Minh: Làm rõ nguyên nhân hạn chế để đề ra giải pháp đồng bộ nhằm phát triển Thành phố nhanh và bền vững  (26/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên