Từ độc lập, tự do đến chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo
1. Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta phấn đấu trở thành nước “công nghiệp hiện đại”, “kinh tế tri thức phát triển”, “dân giàu, nước mạnh”, “dân mạnh, nước giàu”, “dân tộc thông thái”, “xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có độc lập, tự do mới có dân tộc thông thái, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Có dân tộc thông thái mới giữ vững được độc lập, tự do, phát triển mạnh kinh tế tri thức mà tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Dân tộc thông thái kết nối độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Có dân tộc độc lập, tự do, dân tộc thông thái là có xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà … ”(1)
Dân có “hiểu biết”, “có kiến thức” là dân tri thức.
Dân tri thức làm cho “dân mạnh, nước giàu”, “dân tộc thông thái”.
Vốn là dân “nô lệ” “dốt, yếu, nghèo”, được Cách mạng Tháng Tám giải phóng, người dân nước ta trở thành dân “tự do”, cùng nhau đoàn kết phấn đấu cho “dân mạnh, nước giàu”, “dân giàu, nước mạnh”, “dân tri thức, kinh tế tri thức, xã hội tri thức xã hội chủ nghĩa, dân tộc thông thái”, vươn tới con người tri thức tự do, thông thái - con người xã hội xã hội chủ nghĩa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thế giới hiện đại, tri thức, khoa học, công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, đang phát triển trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh, các ngành, nghề thông minh. Xã hội tri thức, trên nền tảng kinh tế tri thức, phát huy tối đa năng lực tri thức của toàn xã hội, tạo nên sự bình đẳng mới về quyền sở hữu tri thức của con người.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức” cần được đẩy mạnh trên cơ sở xây dựng và phát triển dân tộc thông thái, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh, các ngành, nghề thông minh, xây dựng con người tri thức tự do, thông thái.
Như vậy, con người tri thức tự do, thông thái vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực chủ yếu xây dựng kinh tế tri thức hiện đại, xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, dân tộc thông thái, phát triển đất nước ta từ độc lập, tự do đến chủ nghĩa xã hội .
2. Làm thế nào để có con người tri thức tự do, thông thái, xây dựng và phát triển đất nước ta từ độc lập tự do lên chủ nghĩa xã hội? Theo Hồ Chủ tịch: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách. Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều… Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ...”(2); “Phải biết tự động học tập... Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”(3).
Con người tri thức tự do, thông thái biết và dám “độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng”, “tự do sáng tạo”, “tự do phục tùng chân lý”, có năng lực tư duy độc lập sáng tạo - một phẩm chất trọng yếu của nhân lực trình độ cao trong nền kinh tế tri thức hiện đại - chỉ có thể tự đào tạo được thông qua “quá trình tự học - tự hành sáng tạo, dưới sự hướng dẫn khoa học của người dạy”, thông qua hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành, tự mình tìm ra tri thức, chân lý…
“Nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt về công nghệ thông tin”, “chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, công dân điện tử”, “kinh tế tri thức”, “dân tộc thông thái”…tất cả đang khẩn thiết đòi hỏi phải ứng dụng và phát triển sáng tạo công nghệ thông tin, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh, các ngành nghề thông minh, ưu tiên hàng đầu cho các ngành, nghề chăm sóc, đầu tư cho nguồn vốn con người, cho năng lực tri thức của toàn xã hội.
Kho tri thức toàn nhân loại không ngừng tăng lên. Các ngành, nghề, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, trường đại học, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức đổi mới - sáng tạo,… của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, có sứ mệnh trọng đại là chắt lọc và thu nhận tri thức toàn nhân loại cho thích ứng với nhu cầu của đất nước, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và đời sống, đồng thời, sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam, nâng cao và phát huy năng lực tri thức của toàn xã hội .
Kinh tế tri thức khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của xã hội, tạo ra môi trường kinh tế và cơ chế xã hội dân chủ khuyến khích sáng tạo và sử dụng tri thức, khai thông dòng chảy tự do của tri thức, thúc đẩy và phát huy năng lực sáng tạo của từng cá nhân, từng bộ phận, tạo ra sự liên kết, hợp tác, cộng năng đổi mới - sáng tạo, nâng cao không ngừng năng lực sáng tạo của toàn xã hội.
3. Thế giới đang chuyển sang lấy tri thức làm nguồn lực phát triển chủ yếu. Cơ may cạnh tranh và phát triển bền vững của quốc gia cơ bản dựa vào năng lực tri thức của toàn dân tộc. Sự giàu mạnh của đất nước phụ thuộc vào hàm lượng chất xám sáng tạo trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình kinh tế tri thức xã hội chủ nghĩa chưa từng có trong thực tiễn đang đòi hỏi phải có nhiều tài năng lý luận và thực hành sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường dài gần bốn thập kỷ đã qua, điều thật đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm là với những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa về cơ bản là tương đương với nước ta, nhưng một số nước xung quanh chúng ta đã có những bước phát triển nhanh, mạnh hơn.
Trong cùng một thời gian, chúng ta vươn tới phổ cập tiểu học thì Hàn Quốc đã nhảy vọt đến phổ cập đại học. Trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu châu Á do Tổ chức Đánh giá đại học toàn cầu công bố tháng 9-2012, Hàn Quốc có 31 trường; Thái Lan: 9 trường; Ma-lai-xi-a: 8 trường, In-đô-nê-xi-a: 6 trường; Phi-lip-pin: 4 trường. Còn Việt Nam không có trường nào!
Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ của chúng ta đông về số lượng nhưng lại kém về hiệu quả, chất lượng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.
“Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội, chưa bám sát yêu cầu phát triển của đất nước, tiềm lực khoa học và công nghệ phát triển chậm và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với khu vực và thế giới”(4).
Chúng ta quen sao chép quá nhiều, tầm chương trích cú quá nặng. Có tri thức mà không dám hoặc không thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo, chỉ có trích dẫn nguyên xi, bắt chước máy móc thì đó là tri thức chết, tư duy xơ cứng, khuôn sáo, giáo điều, bóp chẹt sáng tạo.
Mỗi khi chúng ta nói theo, làm theo,“một cách xuôi chiều”, rập khuôn, áp dụng máy móc các bài học kinh nghiệm nước ngoài là một lần chúng ta thất bại.
Điều thật đáng suy ngẫm hơn là tư duy xơ cứng lại bắt nguồn từ hệ thống nhà trường với các phương pháp truyền đạt - tiếp thu “thụ động một chiều”, “ghi nhớ, nói theo, làm theo”, “thi gì học nấy” cùng với hệ thống đánh giá thi cử nặng nề, lạc hậu; chỉ có thể đào tạo ra những con người được “nhồi nhét” kiến thức để vượt qua các cửa ải thi cử, mạnh về thừa hành, phục tùng, rập khuôn, yếu về tự học, thực hành, sáng tạo, ngược hẳn với mục tiêu đào tạo con người tri thức tự do, thông thái.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ toàn cầu của Liên hợp quốc đã “báo động đỏ” cho chúng ta khi công bố “chỉ số trí tuệ quốc gia Việt Nam năm 2012 ở dưới mức trung bình của thế giới”. “Trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng, nếu cứ đà này phát triển thì nguy cơ dẫn đến mức Việt Nam trở thành quốc gia trí tuệ kém phát triển là nhãn tiền! Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của tổ chức, quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm sóc, đầu tư cho vốn con người”(5).
Hơn bao giờ hết, cần phải có một chiến lược quốc gia thật hữu hiệu về con người tri thức tự do, thông thái và dân tộc thông thái, bảo đảm cho trí tuệ Việt Nam từng làm nên mọi chiến thắng vĩ đại của dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sớm “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước, sớm tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên “dân tộc thông thái kết nối độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế tri thức hiện đại xã hội chủ nghĩa”, “xã hội tri thức xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “con người tri thức tự do, thông thái - con người xã hội chủ nghĩa”.
Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con người tri thức tự do, thông thái. Và để có những con người tri thức tự do, thông thái, phải đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo./.
---------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.4, tr. 36
(2) sđd, t.8, tr. 500, tr. 497
(3) sdd, t.6, tr. 50; t.5, tr. 273
(4) Đổi mới nhận thức, Tạp chí Tia Sáng số ra ngày 2 đến 10-9-2012
(5)Trần Xuân Hoài, Tạp chí Tia Sáng số ra ngày 12 đến 27-07-2012
Thành phố Hồ Chí Minh: Làm rõ nguyên nhân hạn chế để đề ra giải pháp đồng bộ nhằm phát triển Thành phố nhanh và bền vững  (26/11/2012)
Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân lần thứ 14  (26/11/2012)
Sự ổn định và phát triển bền vững là nền tảng vững chắc bảo đảm chủ quyền quốc gia và độc lập, tự chủ*  (26/11/2012)
Tổng Bí thư về thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp  (25/11/2012)
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh  (25/11/2012)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Marxist-Leninist thống nhất cầm quyền tại Nepal tiếp Đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên