Việt Nam khẳng định vị trí rõ nét hơn trong bản đồ tri thức thế giới
18:00, ngày 25-10-2012
Ngày 25-10-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ tuyên dương học sinh giỏi đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế năm 2012. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh cùng đông đảo các thầy cô giáo, cán bộ tham gia tổ chức các đoàn học sinh Olympic.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng, biểu dương những thành tích mà các thầy cô giáo, học sinh đã đạt được trong các kỳ thi Olympic năm nay, khẳng định: những thành tích này là sự ghi nhận những đổi mới tích cực của ngành giáo dục Việt Nam, nỗ lực của các địa phương trong công tác giáo dục, đào tạo.
Phó Thủ tướng cho rằng: Năm 2012, khi Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, cả thế giới đã biết đến tri thức Việt, những tấm huy chương Olympic của học sinh Việt Nam đã khẳng định rõ nét hơn nữa tiềm lực của Toán học nước nhà, góp phần giữ vững, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong bản đồ tri thức thế giới. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đề án và kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng, đào tạo phát triển nhân tài. Nguồn bồi dưỡng chính là các em học sinh đã đạt giải thưởng quốc tế và khu vực, để các em có lộ trình phát triển thuận lợi hơn nữa, cống hiến tri thức cho đất nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của nước nhà.
Năm 2012, Việt Nam cử 7 đoàn gồm 34 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn vật lý, hóa học, sinh học, toán học, tin học và hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF. Lần đầu tiên trong lịch sử dự thi Olympic khu vực và quốc tế các môn văn hóa dành cho học sinh trung học phổ thông, cả 31 học sinh của tất cả các đội tuyển đều đoạt huy chương, trong đó có 5 huy chương Vàng, 15 huy chương Bạc, 11 huy chương Đồng. Đây cũng là lần đầu tiên một nhóm 3 học sinh đoạt được giải nhất hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF. Đặc biệt, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic toán học quốc tế, sau 4 năm, đã trở lại tốp 10 đội tuyển quốc gia có thành tích cao nhất trong tổng số 100 đội tuyển tham gia kỳ thi. Bên cạnh đó, các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học đều có tiến bộ rõ rệt cả về số lượng cũng như chất lượng giải đạt được và xếp thứ hạng cao trong tương quan chung với các đội tuyển của các quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Năm nay, một số địa phương chưa từng có tên trong bảng vàng thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế những năm trước, năm nay, lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương. Trong đó, tỉnh Sơn La, địa phương miền núi có nhiều khó khăn về diều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện dạy và học nhưng năm 2012 đã có học sinh dự thi và đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic vật lý châu Á và Olympic vật lý quốc tế. Tỉnh Hà Nam lần thứ 3 có học sinh đoạt huy chương vật lý quốc tế nhưng kể từ 17 năm sau tái lập tỉnh, năm nay là lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic vật lý châu Á và quốc tế. Những địa phương, đơn vị có bề dày truyền thống trong chỉ đạo dạy, học nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng tiếp tục đóng góp đáng kể vào thành tích chung của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham gia các Olympic khu vực và quốc tế như Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Trung học phổ thông chuyên của Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc qua Hà Nội, ...
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Những thành tích đạt được năm nay chính là sự kết hợp hài hòa của giữa nỗ lực, cố gắng vượt bậc của cả học sinh và các thầy cô giáo, cán bộ quản lý trong việc phát hiện, tuyển chọn và tập huấn đội tuyển. Ngoài ra, sự đổi mới cơ bản về quản lý, tổ chức trong công tác tuyển chọn, tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo như bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia. Đồng thời điều chỉnh bổ sung nội dung và thời gian thi chọn học sinh giỏi, thi chọn đội tuyển, tăng thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia; giao việc chủ trì tập huấn đội tuyển cho các đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và khả năng tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia tập huấn...
Đặc biệt, việc lần đầu tiên triển khai thi thực hành đối với các môn thực nghiệm vật lý, hóa học, sinh học đã mang lại kết quả tích cực. Học sinh được chọn vào đội tuyển các môn khoa học thực nghiệm vừa giỏi về lý thuyết, vừa có năng lực và kỹ năng thực hành. Qua tập huấn, các em có thể giải quyết khá tốt các bài thực hành trong Olympic quốc tế. Điểm yếu nhất của học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam ở các môn thực nghiệm là sự hạn chế, kém về kỹ năng thực hành bước đầu đã được khắc phục. Dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012, các đội tuyển vật lý, hóa học, sinh học đều đạt kết quả cao hơn năm trước, đều có sự tiến bộ rõ rệt cả về số lượng cũng như chất lượng giải.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho 5 học sinh đoạt Huy chương Vàng các môn Olympic và 3 giải Nhất Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF năm 2012: Lê Huy Quang (Huy chương Vàng Vật lý châu Á - Thái Bình Dương); Đinh Ngọc Hải và Ngô Phi Long (Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế), Đậu Hải Đăng (Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế); Phạm Đăng Huy (Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế); Trần Bách Trung, Vũ Anh Vinh và Bùi Thị Quỳnh Trang (Giải nhất hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế Intel - ISEF).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng trao tặng bằng khen cho các thầy cô giáo là trưởng, phó các đoàn, các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi, các thầy cô giáo các trường Trung học phổ thông chuyên có thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện và bồi dưỡng. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế./.
Phó Thủ tướng cho rằng: Năm 2012, khi Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, cả thế giới đã biết đến tri thức Việt, những tấm huy chương Olympic của học sinh Việt Nam đã khẳng định rõ nét hơn nữa tiềm lực của Toán học nước nhà, góp phần giữ vững, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong bản đồ tri thức thế giới. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đề án và kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng, đào tạo phát triển nhân tài. Nguồn bồi dưỡng chính là các em học sinh đã đạt giải thưởng quốc tế và khu vực, để các em có lộ trình phát triển thuận lợi hơn nữa, cống hiến tri thức cho đất nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của nước nhà.
Năm 2012, Việt Nam cử 7 đoàn gồm 34 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn vật lý, hóa học, sinh học, toán học, tin học và hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF. Lần đầu tiên trong lịch sử dự thi Olympic khu vực và quốc tế các môn văn hóa dành cho học sinh trung học phổ thông, cả 31 học sinh của tất cả các đội tuyển đều đoạt huy chương, trong đó có 5 huy chương Vàng, 15 huy chương Bạc, 11 huy chương Đồng. Đây cũng là lần đầu tiên một nhóm 3 học sinh đoạt được giải nhất hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF. Đặc biệt, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic toán học quốc tế, sau 4 năm, đã trở lại tốp 10 đội tuyển quốc gia có thành tích cao nhất trong tổng số 100 đội tuyển tham gia kỳ thi. Bên cạnh đó, các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học đều có tiến bộ rõ rệt cả về số lượng cũng như chất lượng giải đạt được và xếp thứ hạng cao trong tương quan chung với các đội tuyển của các quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Năm nay, một số địa phương chưa từng có tên trong bảng vàng thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế những năm trước, năm nay, lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương. Trong đó, tỉnh Sơn La, địa phương miền núi có nhiều khó khăn về diều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện dạy và học nhưng năm 2012 đã có học sinh dự thi và đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic vật lý châu Á và Olympic vật lý quốc tế. Tỉnh Hà Nam lần thứ 3 có học sinh đoạt huy chương vật lý quốc tế nhưng kể từ 17 năm sau tái lập tỉnh, năm nay là lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt huy chương ở cả hai kỳ thi Olympic vật lý châu Á và quốc tế. Những địa phương, đơn vị có bề dày truyền thống trong chỉ đạo dạy, học nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng tiếp tục đóng góp đáng kể vào thành tích chung của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham gia các Olympic khu vực và quốc tế như Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Trung học phổ thông chuyên của Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc qua Hà Nội, ...
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Những thành tích đạt được năm nay chính là sự kết hợp hài hòa của giữa nỗ lực, cố gắng vượt bậc của cả học sinh và các thầy cô giáo, cán bộ quản lý trong việc phát hiện, tuyển chọn và tập huấn đội tuyển. Ngoài ra, sự đổi mới cơ bản về quản lý, tổ chức trong công tác tuyển chọn, tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo như bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia. Đồng thời điều chỉnh bổ sung nội dung và thời gian thi chọn học sinh giỏi, thi chọn đội tuyển, tăng thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia; giao việc chủ trì tập huấn đội tuyển cho các đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và khả năng tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia tập huấn...
Đặc biệt, việc lần đầu tiên triển khai thi thực hành đối với các môn thực nghiệm vật lý, hóa học, sinh học đã mang lại kết quả tích cực. Học sinh được chọn vào đội tuyển các môn khoa học thực nghiệm vừa giỏi về lý thuyết, vừa có năng lực và kỹ năng thực hành. Qua tập huấn, các em có thể giải quyết khá tốt các bài thực hành trong Olympic quốc tế. Điểm yếu nhất của học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam ở các môn thực nghiệm là sự hạn chế, kém về kỹ năng thực hành bước đầu đã được khắc phục. Dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012, các đội tuyển vật lý, hóa học, sinh học đều đạt kết quả cao hơn năm trước, đều có sự tiến bộ rõ rệt cả về số lượng cũng như chất lượng giải.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho 5 học sinh đoạt Huy chương Vàng các môn Olympic và 3 giải Nhất Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật Intel ISEF năm 2012: Lê Huy Quang (Huy chương Vàng Vật lý châu Á - Thái Bình Dương); Đinh Ngọc Hải và Ngô Phi Long (Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế), Đậu Hải Đăng (Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế); Phạm Đăng Huy (Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế); Trần Bách Trung, Vũ Anh Vinh và Bùi Thị Quỳnh Trang (Giải nhất hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế Intel - ISEF).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng trao tặng bằng khen cho các thầy cô giáo là trưởng, phó các đoàn, các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi, các thầy cô giáo các trường Trung học phổ thông chuyên có thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện và bồi dưỡng. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế./.
Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5 tại Việt Nam  (25/10/2012)
Hướng tới xây dựng Trung tâm Nghề cá và kết nối phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ  (25/10/2012)
Triển vọng thực hiện Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU: Những thuận lợi và khó khăn  (25/10/2012)
Tiếp cận Chiến lược kinh tế biển của Việt Nam  (25/10/2012)
Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí  (25/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên