Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí
09:39, ngày 25-10-2012
TCCSĐT - Qua hơn 25 năm đổi mới, báo chí nước ta đã có bước phát triển quan trọng, có những tác động đến sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ báo chí bộc lộ nhiều sai sót, hạn chế trong thông tin, tuyên truyền. Và vấn đề đặt ra là tạo điều kiện cho báo chí phát triển phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo sự ổn định và trật tự trong xã hội.
Pháp luật và báo chí có mối quan hệ hai chiều. Pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng cho mọi công dân trong thực hiện các quyền về báo chí; thể hiện tính quyền lực của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân hoạt động báo chí có một hành lang pháp lý để hoạt động nghiệp vụ. Ngược lại, thông tin báo chí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, các nhà báo, các cơ quan báo chí không chỉ là người chấp hành pháp luật với tư cách là một công dân, một tổ chức chính trị - xã hội, mà còn là người tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực thi pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm lại, báo chí bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, và ngược lại pháp luật - mà trực tiếp là các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng cần có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để báo chí hoạt động đúng luật pháp.
Ở nước ta, quản lý nhà nước đối với báo chí chủ yếu là thông qua pháp luật. Pháp luật về quản lý báo chí là một bộ phận của pháp luật hành chính và hệ thống pháp luật nước ta.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.
Ở bất kỳ quốc gia nào, cũng đều có những quy định đối với hoạt động báo chí. Đối với nước ta, các quy định trong Luật Báo chí (Điều 2) cũng là nhằm bảo đảm cho “báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động” nhưng cũng “không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân”.
Chính vì hoạt động báo chí có tác động sâu, rộng đến dư luận xã hội nên nếu không làm tốt công tác quản lý báo chí bằng pháp luật thì rất có thể báo chí sẽ đi vào con đường lệch lạc, gây hậu quả khó lường.
Muốn phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí, điều cần thiết là phải thiết lập một hệ thống tổ chức quản lý báo chí rõ ràng, thống nhất, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Và pháp luật chính là phương tiện bảo đảm cho việc quản lý nhà nước đối với báo chí được tiến hành thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp chặt chẽ.
Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý báo chí
Về thể thức, hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí đã cơ bản có đủ các hình thức văn bản đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, Luật Báo chí, Pháp lệnh, Lệnh của Chủ tịch nước, các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin, thông tư liên tịch…, như: Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24-6-2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg, ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài...
Đặc biệt, sự ra đời của Luật Báo chí ngày 28-12-1989 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật. Lần đầu tiên các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức đạo luật với giá trị pháp lý cao, đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực báo chí. Từ đó đến nay, hệ thống pháp luật này liên tục được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện.
Đồng thời, một loạt các văn bản dưới luật được ban hành, hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, điều chỉnh các hoạt động báo chí.
Về nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối bao quát được những vấn đề cơ bản của hoạt động báo chí, thể hiện được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với báo chí. Cụ thể, pháp luật quản lý nhà nước về báo chí gồm các nhóm cơ bản: nhóm pháp luật quản lý nhà nước về phát hành báo chí; nhóm pháp luật quản lý nhà nước về nội dung, thông tin trên báo chí; nhóm pháp luật quản lý nhà nước trong hoạt động đối ngoại; nhóm xử lý vi phạm pháp luật về báo chí. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này cũng còn nhiều hạn chế, nhược điểm, như: vẫn còn tình trạng thụ động trong xây dựng hệ thống văn bản; các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, nội dung chưa hợp lý, chủ yếu là tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, chưa chú trọng đúng mức đến tạo thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, nhiều lĩnh vực chưa được qui định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp, còn nhiều bất cập như việc xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí dài hạn…; nội dung mới tập trung vào công tác tổ chức, nguyên tắc hoạt động mà chưa chú ý đến những lĩnh vực quan trọng; còn tình trạng chồng chéo văn bản…
Tóm lại, pháp luật về báo chí của nước ta tuy đã có nhiều tiến bộ, đã đóng góp phần quan trọng chấn chỉnh, hạn chế các tác động của cơ chế thị trường đối với hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trong thời kỳ đất nước mở cửa, hội nhập, hệ thống pháp luật này vẫn ở trong tình trạng ít về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thực tế.
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí thời gian qua
Pháp luật được xem là phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu quản lý báo chí tốt bằng pháp luật là tạo tiền đề quan trọng cho quản lý hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội, bài học ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây là một bằng chứng rõ nét.
Với một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở (ở Trung ương có Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, các cơ quản chủ quản là các bộ, ngành; ở địa phương có ban tuyên giáo các tỉnh ủy và sở thông tin - truyền thông) và về cơ bản đã có sự phân công trách nhiệm thì công tác quản lý đã có nhiều tiến bộ, hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực báo chí từng bước đem lại hiệu quả thực tế, các hành vi vi phạm dần được hạn chế.
Từ năm 2004, Cục Báo chí (thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin) đã được thành lập, đánh dấu bước phát triển trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Bởi thực tế, Vụ Báo chí được xem là cơ quan tham mưu cho bộ trưởng, giúp bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các đề án, kiến nghị và giải pháp trình bộ trưởng, Vụ không có con dấu, tài khoản, tư cách pháp nhân riêng. Trong khi đó, Cục lại có chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có chức năng thực thi văn bản quy phạm pháp luật và điều hành các hoạt động chuyên ngành. Như vậy, từ năm 2004 đến nay cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về báo chí đã bước sang một thời kỳ mới.
Tuy nhiên, do một bộ phận các cơ quan quản lý còn mang tính bao cấp, chưa thực sự năng động, nhanh nhạy, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong cơ chế mới, mặt khác do những tác động của cơ chế thị trường khiến có lúc, có nơi các cơ quan quản lý còn lúng túng, thậm chí có tình trạng buông lỏng trong quản lý. Đó là chưa kể đến những hạn chế trong hiểu biết về pháp luật của chính đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý từ cả Trung ương đến địa phương. Công tác quản lý chỉ tập trung vào các công việc hành chính sự vụ như hoạt động cấp giấy phép, cấp thẻ nhà báo, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, kiểm tra lưu chiểu..., các công tác quan trọng khác như tổ chức thông tin và quản lý thông tin chưa thực sự sát với thực tế; chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển, các kế hoạch hằng năm, kế hoạch dài hạn cho báo chí phát triển; chưa tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, chưa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí; chưa ngăn chặn, phòng ngừa được các vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí.
Đối với các cơ quan chủ quản, mặc dù có nhiệm vụ quản lý trực tiếp đối với các cơ quan báo chí trực thuộc nhưng trong những năm gần đây, tình trạng buông lỏng quản lý diễn ra khá phổ biến, các cơ quản chủ quản không những không thực hiện chức năng giám sát, quản lý mà có lúc, có nơi còn trở thành cơ quan phụ thuộc khi áp dụng cơ chế để các cơ quan báo chí tự vận động, tự lo tài chính, thậm chí có nơi còn khoán một phần kinh phí phải nộp cho cơ quan chủ quản. Vô hình chung, cơ quan chủ quản lại trở thành một trong những động lực thúc ép các cơ quan báo chí thương mại hóa để tìm nguồn tài chính.
Những nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đã được xác định là: hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ với một số luật liên quan (Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản...); chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ để từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, lấn sân hoặc buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; còn tình trạng cơ quản chủ quản thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực quản lý; một số cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa đủ trình độ chuyên môn, chính trị để lãnh đạo cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật; Công tác nghiên cứu khoa học báo chí còn hạn chế, vừa thiếu nghiên cứu để áp dụng thực tế, vừa thiếu tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận; Thiếu một chiến lược thông tin quốc gia dài hạn về báo chí, trong đó bao gồm cả các chiến lược về nhân lực, vật lực cho công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, trong đó, đặc biệt đề cao công tác tổng kết hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý. Qua đó, đề cao việc quản lý tốt hệ thống báo chí là tạo điều kiện cho báo chí phát triển tốt. “Phát triển đi đôi với quản lý tốt” không chỉ là định hướng mà còn là phương châm trong quản lý.
Ba là, cần có những chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật về báo chí nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Bốn là, tổ chức tốt việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Hoàn thiện luật theo hướng xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền các chủ thể tham gia quản lý báo chí và hoạt động báo chí, như các cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu các cơ quan báo chí... và trên cơ sở bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân.
Năm là, xây dựng các quy định cụ thể, điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp về nhiệm vụ cung cấp thông tin và quản lý thông tin giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông; nhiệm vụ quản lý hoạt động báo chí ở nước ngoài giữa Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Ngoại giao...
Sáu là, sửa đổi và bổ sung kịp thời, đầy đủ các quy định để quản lý tốt hơn mảng phát thanh truyền hình và đặc biệt là thông tin trên mạng Interrnet.
Bảy là, xây dựng Chiến lược thông tin quốc gia bám sát các mục tiêu: phát triển thông tin theo cơ cấu, quy mô hợp lý với tình hình phát triển đất nước; phát triển đồng bộ và hiện đại các phương tiện thông tin đại chúng...
Tám là, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về báo chí, báo đảm vừa phát triển quan hệ với các nước trong lĩnh vực báo chí vừa bảo đảm chủ quyền, độc lập dân tộc, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
Chín là, tăng cường và nghiêm túc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước hiện nay, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực là nhiệm vụ quan trọng, trong đó có hội nhập báo chí. Nhà nước thông qua các quy định pháp luật phải tạo mọi điều kiện cho hội nhập quốc tế, hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp và hiệu quả chính là chuẩn bị hành trang cho sự hội nhập. Hành trang tốt, đầy đủ thì hội nhập ở thế chủ động./.
Pháp luật và báo chí có mối quan hệ hai chiều. Pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng cho mọi công dân trong thực hiện các quyền về báo chí; thể hiện tính quyền lực của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân hoạt động báo chí có một hành lang pháp lý để hoạt động nghiệp vụ. Ngược lại, thông tin báo chí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, các nhà báo, các cơ quan báo chí không chỉ là người chấp hành pháp luật với tư cách là một công dân, một tổ chức chính trị - xã hội, mà còn là người tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực thi pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm lại, báo chí bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, và ngược lại pháp luật - mà trực tiếp là các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng cần có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để báo chí hoạt động đúng luật pháp.
Ở nước ta, quản lý nhà nước đối với báo chí chủ yếu là thông qua pháp luật. Pháp luật về quản lý báo chí là một bộ phận của pháp luật hành chính và hệ thống pháp luật nước ta.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.
Ở bất kỳ quốc gia nào, cũng đều có những quy định đối với hoạt động báo chí. Đối với nước ta, các quy định trong Luật Báo chí (Điều 2) cũng là nhằm bảo đảm cho “báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động” nhưng cũng “không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân”.
Chính vì hoạt động báo chí có tác động sâu, rộng đến dư luận xã hội nên nếu không làm tốt công tác quản lý báo chí bằng pháp luật thì rất có thể báo chí sẽ đi vào con đường lệch lạc, gây hậu quả khó lường.
Muốn phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí, điều cần thiết là phải thiết lập một hệ thống tổ chức quản lý báo chí rõ ràng, thống nhất, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Và pháp luật chính là phương tiện bảo đảm cho việc quản lý nhà nước đối với báo chí được tiến hành thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp chặt chẽ.
Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý báo chí
Về thể thức, hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí đã cơ bản có đủ các hình thức văn bản đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, Luật Báo chí, Pháp lệnh, Lệnh của Chủ tịch nước, các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin, thông tư liên tịch…, như: Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24-6-2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg, ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài...
Đặc biệt, sự ra đời của Luật Báo chí ngày 28-12-1989 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật. Lần đầu tiên các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức đạo luật với giá trị pháp lý cao, đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực báo chí. Từ đó đến nay, hệ thống pháp luật này liên tục được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện.
Đồng thời, một loạt các văn bản dưới luật được ban hành, hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, điều chỉnh các hoạt động báo chí.
Về nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối bao quát được những vấn đề cơ bản của hoạt động báo chí, thể hiện được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với báo chí. Cụ thể, pháp luật quản lý nhà nước về báo chí gồm các nhóm cơ bản: nhóm pháp luật quản lý nhà nước về phát hành báo chí; nhóm pháp luật quản lý nhà nước về nội dung, thông tin trên báo chí; nhóm pháp luật quản lý nhà nước trong hoạt động đối ngoại; nhóm xử lý vi phạm pháp luật về báo chí. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này cũng còn nhiều hạn chế, nhược điểm, như: vẫn còn tình trạng thụ động trong xây dựng hệ thống văn bản; các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, nội dung chưa hợp lý, chủ yếu là tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, chưa chú trọng đúng mức đến tạo thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, nhiều lĩnh vực chưa được qui định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp, còn nhiều bất cập như việc xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí dài hạn…; nội dung mới tập trung vào công tác tổ chức, nguyên tắc hoạt động mà chưa chú ý đến những lĩnh vực quan trọng; còn tình trạng chồng chéo văn bản…
Tóm lại, pháp luật về báo chí của nước ta tuy đã có nhiều tiến bộ, đã đóng góp phần quan trọng chấn chỉnh, hạn chế các tác động của cơ chế thị trường đối với hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trong thời kỳ đất nước mở cửa, hội nhập, hệ thống pháp luật này vẫn ở trong tình trạng ít về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thực tế.
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí thời gian qua
Pháp luật được xem là phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu quản lý báo chí tốt bằng pháp luật là tạo tiền đề quan trọng cho quản lý hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội, bài học ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây là một bằng chứng rõ nét.
Với một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở (ở Trung ương có Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, các cơ quản chủ quản là các bộ, ngành; ở địa phương có ban tuyên giáo các tỉnh ủy và sở thông tin - truyền thông) và về cơ bản đã có sự phân công trách nhiệm thì công tác quản lý đã có nhiều tiến bộ, hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực báo chí từng bước đem lại hiệu quả thực tế, các hành vi vi phạm dần được hạn chế.
Từ năm 2004, Cục Báo chí (thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin) đã được thành lập, đánh dấu bước phát triển trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Bởi thực tế, Vụ Báo chí được xem là cơ quan tham mưu cho bộ trưởng, giúp bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các đề án, kiến nghị và giải pháp trình bộ trưởng, Vụ không có con dấu, tài khoản, tư cách pháp nhân riêng. Trong khi đó, Cục lại có chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có chức năng thực thi văn bản quy phạm pháp luật và điều hành các hoạt động chuyên ngành. Như vậy, từ năm 2004 đến nay cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về báo chí đã bước sang một thời kỳ mới.
Tuy nhiên, do một bộ phận các cơ quan quản lý còn mang tính bao cấp, chưa thực sự năng động, nhanh nhạy, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong cơ chế mới, mặt khác do những tác động của cơ chế thị trường khiến có lúc, có nơi các cơ quan quản lý còn lúng túng, thậm chí có tình trạng buông lỏng trong quản lý. Đó là chưa kể đến những hạn chế trong hiểu biết về pháp luật của chính đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý từ cả Trung ương đến địa phương. Công tác quản lý chỉ tập trung vào các công việc hành chính sự vụ như hoạt động cấp giấy phép, cấp thẻ nhà báo, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, kiểm tra lưu chiểu..., các công tác quan trọng khác như tổ chức thông tin và quản lý thông tin chưa thực sự sát với thực tế; chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển, các kế hoạch hằng năm, kế hoạch dài hạn cho báo chí phát triển; chưa tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, chưa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí; chưa ngăn chặn, phòng ngừa được các vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí.
Đối với các cơ quan chủ quản, mặc dù có nhiệm vụ quản lý trực tiếp đối với các cơ quan báo chí trực thuộc nhưng trong những năm gần đây, tình trạng buông lỏng quản lý diễn ra khá phổ biến, các cơ quản chủ quản không những không thực hiện chức năng giám sát, quản lý mà có lúc, có nơi còn trở thành cơ quan phụ thuộc khi áp dụng cơ chế để các cơ quan báo chí tự vận động, tự lo tài chính, thậm chí có nơi còn khoán một phần kinh phí phải nộp cho cơ quan chủ quản. Vô hình chung, cơ quan chủ quản lại trở thành một trong những động lực thúc ép các cơ quan báo chí thương mại hóa để tìm nguồn tài chính.
Những nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đã được xác định là: hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ với một số luật liên quan (Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản...); chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ để từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, lấn sân hoặc buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; còn tình trạng cơ quản chủ quản thiếu trách nhiệm, không đủ năng lực quản lý; một số cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa đủ trình độ chuyên môn, chính trị để lãnh đạo cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật; Công tác nghiên cứu khoa học báo chí còn hạn chế, vừa thiếu nghiên cứu để áp dụng thực tế, vừa thiếu tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận; Thiếu một chiến lược thông tin quốc gia dài hạn về báo chí, trong đó bao gồm cả các chiến lược về nhân lực, vật lực cho công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, trong đó, đặc biệt đề cao công tác tổng kết hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý. Qua đó, đề cao việc quản lý tốt hệ thống báo chí là tạo điều kiện cho báo chí phát triển tốt. “Phát triển đi đôi với quản lý tốt” không chỉ là định hướng mà còn là phương châm trong quản lý.
Ba là, cần có những chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật về báo chí nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Bốn là, tổ chức tốt việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Hoàn thiện luật theo hướng xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền các chủ thể tham gia quản lý báo chí và hoạt động báo chí, như các cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu các cơ quan báo chí... và trên cơ sở bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân.
Năm là, xây dựng các quy định cụ thể, điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp về nhiệm vụ cung cấp thông tin và quản lý thông tin giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông; nhiệm vụ quản lý hoạt động báo chí ở nước ngoài giữa Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Ngoại giao...
Sáu là, sửa đổi và bổ sung kịp thời, đầy đủ các quy định để quản lý tốt hơn mảng phát thanh truyền hình và đặc biệt là thông tin trên mạng Interrnet.
Bảy là, xây dựng Chiến lược thông tin quốc gia bám sát các mục tiêu: phát triển thông tin theo cơ cấu, quy mô hợp lý với tình hình phát triển đất nước; phát triển đồng bộ và hiện đại các phương tiện thông tin đại chúng...
Tám là, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về báo chí, báo đảm vừa phát triển quan hệ với các nước trong lĩnh vực báo chí vừa bảo đảm chủ quyền, độc lập dân tộc, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
Chín là, tăng cường và nghiêm túc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước hiện nay, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực là nhiệm vụ quan trọng, trong đó có hội nhập báo chí. Nhà nước thông qua các quy định pháp luật phải tạo mọi điều kiện cho hội nhập quốc tế, hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp và hiệu quả chính là chuẩn bị hành trang cho sự hội nhập. Hành trang tốt, đầy đủ thì hội nhập ở thế chủ động./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ  (25/10/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Trưởng đại diện các Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam  (25/10/2012)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung tấn công trấn áp tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013  (25/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên