Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Malaysia giảm
22:55, ngày 07-10-2012
Theo Bộ Thương mại Malaysia, xuất khẩu - trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục giảm trong tháng Tám và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 55,97 tỷ ringgit (18,34 tỷ USD), do nhu cầu yếu từ thị trường châu Âu và Trung Quốc.
Trong khi đó, nhập khẩu của Malaysia lại tăng 2,8% lên 48,88 tỷ ringgit, chủ yếu là do nước này mua nhiều máy móc và hàng hóa thiết yếu khác, đưa tổng giá trị thương mại trong tháng 8 đạt 104,84 tỷ ringgit, thấp hơn so với mức 106,17 tỷ ringgit của cùng kỳ năm trước.
Alan Tan, nhà kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Affin cho biết, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chắc chắn khiến xuất khẩu của nước này sẽ tiếp tục yếu trong sáu tháng cuối năm.
Theo Bộ Thương mại Malaixia, trong tháng Tám, xuất khẩu các sản phẩm điện và điện tử chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã giảm 5,2%, xuất khẩu hàng nông sản giảm hơn 25% do nhu cầu cao su thô và dầu cọ toàn cầu giảm.
Trong tháng này, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia sang châu Âu giảm 24,2% xuống 4,75 tỷ ringgit so với cùng kỳ năm ngoái, do thị trường khu vực này bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài. Xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, cũng giảm 10,6% xuống 7,51 tỷ ringgit (2,47 tỷ USD), còn xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á giảm 2,9% xuống 13,96 tỷ ringgit.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sang Mỹ lại tiếp tục tăng nhẹ 4,2% lên 5,22 tỷ ringgit và xuất khẩu sang Nhật Bản, nhất là khí tự nhiên hóa lỏng, tăng 15,4% lên 7,05 tỷ ringgit.
Trong tám tháng qua, xuất khẩu của nước này tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 465,29 tỷ ringgit, trong khi nhập khẩu tăng 7,4% lên 403,5 tỷ ringgit. Tuy xuất khẩu của Malaysia giảm nhưng nhu cầu trong nước lại tăng nhờ chi tiêu được đẩy mạnh trước ngày bầu cử đã phần nào vực dậy nền kinh tế quốc gia. Dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 5% năm nay./.
Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN sẽ hoạt động cuối năm nay  (07/10/2012)
Việt Nam muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình  (07/10/2012)
Iran chuyển 1/3 dự trữ urani cấp độ cao sang dạng bột  (07/10/2012)
Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động Pháp ngữ  (07/10/2012)
Cho ý kiến quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm  (06/10/2012)
Người Việt Nam tại Lào một lòng hướng về Tổ quốc  (06/10/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên