Châu Âu: Nguy cơ suy thoái càng hiện rõ
Theo báo cáo của Liên minh châu Âu (EU) vừa được công bố, tăng trưởng của 27 nước thành viên EU trong năm 2008 sẽ chỉ đạt 1,4%, thay vì 2% như đã dự báo 6 tháng trước Tây Ban Nha, Anh và Pháp là những nước chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính - địa ốc thế giới.
Việc EU giảm dự báo tăng trưởng của khối cho thấy kinh tế châu Âu đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, bắt nguồn từ Mỹ vào mùa hè năm 2007. Kế đến là hiện tượng giá xăng dầu và giá nhu yếu phẩm liên tục leo thang, tạo cơ sở cho lạm phát, khiến các hộ gia đình thận trọng hơn trong việc mua sắm.
Đáng lo ngại hơn nữa là ngày càng có nhiều chuyên gia nói đến kịch bản suy thoái kinh tế toàn châu Âu. Các báo cáo đều cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực này suy giảm trong hai quý liên tục và dự báo kinh tế khu vực sử dụng đồng euro trong Quý 3 năm nay sẽ "giậm chân tại chỗ". Từ nay đến cuối năm 2008, ba nước Anh, Đức và Tây Ban Nha có thể rơi vào suy thoái đúng theo định nghĩa là tăng trưởng âm trong trong 2 quý liên tiếp. Riêng nước Pháp, sau khi "mất điểm" nặng nề ở quý hai, tăng trưởng của Pháp trong quý 3 được dự báo sẽ chỉ xoay quanh mức 0%.
Hiện chưa thể khẳng định nền kinh tế EU nói chung và khu vực đồng euro nói riêng có thực sự suy thoái hay không, nhưng có một điều chắc chắn là ngành công nghiệp của châu Âu đã bị tụt hậu. Trong tháng 7-2008, sản xuất công nghiệp bị chững lại, đơn đặt hàng trở nên khan hiếm. Thị trường bất động sản cũng hết sức ảm đạm. Sáu tháng đầu năm nay, khối lượng nhà mua bán trên thị trường này giảm tới 34% so với cùng kỳ năm 2007, điều chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng địa ốc giữa thập niên 90 thế kỷ trước.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia tài chính đã dùng hình ảnh của một trận động đất để mô tả cuộc khủng hoảng đang làm chấn động giới ngân hàng Mỹ, có thể gây phản ứng dây chuyền cho toàn ngành tài chính châu Âu. Trong bối cảnh ảm đạm này, dự báo giảm tăng trưởng của EU có nhiều cơ sở, và kèm theo viễn cảnh suy thoái còn là mối đe dọa thất nghiệp gia tăng./.
Giải quyết ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất ở đồng bằng sông Cửu Long  (17/09/2008)
Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa  (17/09/2008)
Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực  (17/09/2008)
Tổng kết công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến phòng, chống tội phạm  (17/09/2008)
Nga nối lại đàm phán đa phương về gia nhập WTO  (17/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên