“Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực châu Á và đặc biệt có môi trường kinh doanh rất hấp dẫn"
Đây là lời khẳng định của ông Claude Blanchemaison, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam (từ 1989-1993) trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris. Ông C. Blanchemaison hiện là đại diện của Pháp tại Hiệp hội Á - Âu. Ông cho rằng chiến thắng của ứng cử viên cánh tả Francois Hollande là một tín hiệu tốt đẹp cho quan hệ giữa Pháp với châu Á, trong đó Việt Nam là một chủ thể quan trọng. Đặc biệt, năm 2013-2014 sắp tới sẽ là năm giao lưu chéo Việt- Pháp. Và một chính phủ mới hình thành đúng vào thời điểm này sẽ giúp tạo những chuyển biến mới trong quan hệ hai nước.
Phóng viên (PV): Ông đánh giá như thế nào về kết quả chung cuộc thuộc về ứng cử viên cánh tả Francois Hollande?
Ông C. Blanchemaison: Cuộc bầu cử đã diễn ra thật sự dân chủ với hơn 81% cử tri đi bỏ phiếu. Người dân Pháp đã mong muốn thay đổi và đa số đã bỏ phiếu cho ông Francois Hollande - người hứa hẹn có những đổi thay cho nước Pháp.
Tôi nghĩ rằng, tổng thống đắc cử và đội ngũ tranh cử của ông thực sự xuất sắc. Và cử tri cho rằng họ có thể đưa nước Pháp ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
PV: Là cựu Đại sứ của Pháp tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, ông đánh giá thế nào về thay đổi lịch sử trên chính trường Pháp có ảnh hưởng đến quan hệ giữa Pháp với châu Á, nhất là quan hệ Việt - Pháp?
Ông C. Blanchemaison: Là Đại sứ của Pháp tại Việt Nam từ 1989-1993, tôi rất có thiện cảm với châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Tôi cho rằng, việc chú ý đến khu vực châu Á, đến từng nước thành viên và nhất là thúc đẩy quan hệ Việt -Pháp là rất quan trọng.
Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao, thị trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Pháp đang ngày càng đổ về các thị trường châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tháng 11-2012 tới, Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Á- Âu được tổ chức tại Lào. Theo tôi, tổng thống mới sẽ chú ý đến thúc đẩy quan hệ với các nước châu Âu và giữa châu Âu với ASEAN, trong đó Việt Nam có vị trí quan trọng.
PV: Từng là Đại sứ Pháp tại Việt Nam dưới thời của Tổng thống Francois Mitterand, theo ông liệu có sự khác biệt trong chính sách của cánh hữu và cảnh tả Pháp với Việt Nam hay không ?
Ông C. Blanchemaison: Tôi từng làm Đại sứ tại Việt Nam từ năm 1989-1993 và có mặt trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống F. Mitterand - vị tổng thống đầu tiên của Pháp đến Việt Nam vào tháng 2-1993. Chuyến thăm Việt Nam đó của ông F. Mitterand rất quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam - Pháp. Lúc đó, bối cảnh lịch sử rất khác bây giờ. Việt Nam mới mở cửa, muốn mở rộng quan hệ với các nước lớn và ASEAN. Hiện nay, quá trình mở cửa và hội nhập khu vực của Việt Nam tiến triển rất nhanh. Các nước đã chú ý đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam nhiều hơn và các doanh nghiệp Pháp cũng vậy.
Nói như thế để thấy rằng, tùy từng thời kỳ, bối cảnh khác nhau nhưng tôi cho rằng, chính sách đối ngoại của Pháp với châu Á, trong đó có Việt Nam về cơ bản là cùng hướng, sẽ không có thay đổi đột biến. Giờ đây, Việt Nam đã phát triển nhanh.
PV: Xin cảm ơn ông!
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tiếp Đoàn đại biểu người có công và thân nhân liệt sỹ tỉnh Đắk Nông  (14/05/2012)
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm nâng cao đời sống người có công  (14/05/2012)
Từ 19-5, dự kiến thí điểm phố đi bộ quanh khu vực Lăng Bác  (14/05/2012)
Phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Kinh tế của Quốc hội  (14/05/2012)
Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên trong vòng ba tháng  (14/05/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Paraguay  (14/05/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay