CPI tháng 2-2012 tăng thấp trong 10 năm lại đây
Tổng cục Thống kê cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 cả nước chỉ tăng 1, 37 % so với tháng 1 và đạt mức tăng cực thấp so với các tháng Hai cùng kỳ trong 10 năm lại đây. Với mức tăng này, CPI tháng 2-2012 đã tăng 16,44% so với tháng 2-2011 và tăng 16,85% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so sánh với dãy số liệu thống kê từ năm 2002 đến nay, CPI tháng 2-2012 là mức tăng rất thấp, chỉ đứng sau mức tăng thấp nhất 1,17% của tháng 2-2009. Trong khi đó, với quy luật tiêu dùng nóng tết âm lịch, các tháng 2 hàng năm thường có mức tăng trên 2%.
CPI tháng 2 tăng ở 10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-2,47%; trong đó, tăng cao nhất là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng và tăng thấp nhất là nhóm Giáo dục. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,16%.
Trong tháng, do ảnh hưởng của việc giá điện, gas phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân tăng nên kéo theo giá tiêu dùng khá cao; trong đó, giá bán điện sinh hoạt trong tháng tăng 2,04% so tháng trước do sự điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt từ ngày 20-12-2011 và nhu cầu sử dụng điện trong những ngày Tết tăng cao. Với sự ảnh hưởng của giá dầu thô và giá gas trên thị trường thế giới tăng cao liên tục trong thời gian qua, giá gas trong nước cũng tăng cao với mức bình quân chung 9,53% so với tháng trước.
Tăng cao thứ hai trong Rổ hàng hóa là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; trong đó hàng thực phẩm tăng 2,73% so với tháng trước với sự góp sức của giá thịt bò tăng 9,66%, giá thịt lợn tăng 3,36%, gia cầm tăng 3,38%, sữa tươi tăng 1,9%, sữa đặc tăng 2,06%, sữa bột tăng 1,92%.
Tuy nhiên, trong tháng 2, giá lương thực giảm 0,41% so tháng trước do giá lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long giảm mạnh (giảm 2,1%) khi giá lúa xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt bởi giá gạo phẩm cấp thấp của Ấn Độ, Myanma và Pakixtan.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, do Tết Nguyên đán Nhâm Thìn rơi vào cuối tháng 1 nên sang đầu tháng 2, giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn còn đứng ở mức khá cao đã tác động làm cho chỉ số giá tháng 2 tăng tới 1,37% so với mức tăng 1% của tháng trước. Ngoài yếu tố do cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng thì việc điều chỉnh tăng giá bán điện, gas, nước sạch sinh hoạt của các doanh nghiệp cũng đã góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng lên.
Ông Thắng cũng cho biết: Nhờ các ngành và địa phương thực hiện khá tốt các biện pháp kiềm chế giá cả tăng cao trong dịp Tết nên giá cả thị trường trong tháng 2 tuy có tăng nhưng không có biến động lớn. Đây là tín hiệu khá lạc quan đối với kết quả bước đầu trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Vì vậy, để CPI năm 2012 kiểm soát được ở mức một con số như mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới, công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ vai trò quan trọng, các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11 cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nhất quán. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường, kiểm soát tính toán chi phí đầu vào từ khâu sản xuất, lưu thông đến khâu phân phối để chống tình trạng đầu cơ nâng giá, tăng giá bất hợp lý; hình thành và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa để bảo đảm tính liên thông, giảm dần các khâu trung gian đẩy giá hàng hóa tăng cao./.
Tập trung thực hiện những quyết sách của Đảng về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tình hình hiện nay  (24/02/2012)
Quảng Ninh cần huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại  (24/02/2012)
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp công tác đối ngoại nhân dân, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới  (24/02/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hà Giang  (24/02/2012)
Chủ động, sáng tạo đưa việc học tập và làm theo gương Bác thành công việc thường xuyên  (24/02/2012)
Tạo sự thống nhất trong toàn Đảng về thi hành Điều lệ Đảng  (24/02/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay