ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

Đặng Ngọc Tùng - Chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển của công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam - tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ - được thành lập ngày 28-7-1929. Trải qua 80 năm hoạt động, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Công đoàn Việt Nam vẫn luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, lợi ích dân tộc, quyền lợi giai cấp công nhân và người lao động, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Phạm Bình Minh - Thành tựu to lớn trong việc thực hiện đường lối của Đảng về bảo đảm và phát triển quyền con người

Với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đất nước và con người Việt Nam luôn tự hào có một bề dày lịch sử của một dân tộc sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên cường, bền bỉ đấu tranh để giành lại những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người. Đó là quyền được sống trong độc lập, tự do và quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Vì lẽ đó, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho người dân đã trở thành mục tiêu nhất quán và nền tảng hoạch định mọi quyết sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau gần 8 thập kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thể nói, những thành tựu dân tộc ta đạt được trong việc bảo đảm và phát triển quyền con người là rất cơ bản, rất to lớn.

Nguyễn Hồng Quân - Quản lý và nâng cao chất lượng các công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu xây dựng càng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi năm cả nước đã có trên 6.000 dự án đầu tư xây dựng cơ bản với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong khi đó, công việc quản lý và nâng cao chất lượng công trình xây dựng vẫn còn không ít những bất cập cần được gấp rút đổi mới, hoàn thiện, tiến kịp với nhu cầu cuộc sống và hội nhập kinh tế.

Vũ Huy Hoàng - Ngành công thương với việc thực hiện có hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ

Kích cầu là giải pháp lớn trong điều hành vĩ mô hiện nay nhằm hãm đà suy giảm và tạo điều kiện để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh trở lại. Những kết quả bước đầu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng. Thực hiện chủ trương lớn này, ngành công thương - ngành góp phần tạo ra trên 60% GDP của cả nước - đã triển khai khá đồng bộ những biện pháp cần thiết để kích cầu nền kinh tế.

Trần Văn Truyền - Để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn nữa

Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước ta đã tích cực tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng với nhiều biện pháp, nội dung phong phú, phù hợp, trong đó có việc kết hợp sâu rộng với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nhất là trong năm 2008 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Quang Cận - Đổi mới - Thực tiễn và lý luận của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trước hết, cần nói đến một sự kiện lịch sử, cách đây đã 35 năm, nhưng cần thiết để hiểu cuộc sống đổi mới hơn hai mươi năm qua, và cả một thời gian không ngắn sắp tới. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975.

Đỗ Thế Tùng - Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển bền vững ở Viêt Nam

Trên hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã được Liên hợp quốc đưa ra khỏi nhóm các nước kém phát triển, song hiện vẫn thuộc nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta khá cao nhưng thời cơ và thách thức lớn cũng đang đặt ra trước sự phát triển bền vững của đất nước.

Búi Chí Bửu - Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức

Hơn 20 năm đổi mới, thành tựu rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì một quá trình sản xuất tăng trưởng với tốc độ nhanh, ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hiện nay, áp lực dân số tăng mỗi năm 1 triệu người, diện tích đất trồng lúa hằng năm giảm từ 40 đến 50 nghìn héc-ta, cộng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm nước biển sẽ dâng cao ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đang đặt nông nghiệp nước ta trước những thách thức mới, nếu không sớm giải quyết tốt, đồng bộ những bất cập trong nông nghiệp.

Nguyên Thanh Hà - Thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Làm gì để khoa học - công nghệ phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn? Cơ chế nào cho một thị trường khoa học - công nghệ thực thụ và nó sẽ được áp dụng ra sao ở khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong khi khu vực này đã và đang biến đổi mạnh? Đó là những vấn đề đang đặt ra và cần có những lời giải để nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục phát triển trong sự nghiệp đổi mới.

Nguyễn Hồng Sơn - Một số vân đề kinh tế hàng hải Việt nam hiện nay

Với tiềm năng sẵn có, ngành kinh tế hàng hải nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Suốt chiều dài trên 3.260 km đường bờ biển của Tổ quốc, nhiều vị trí phù hợp để xây dựng các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển, tạo điều kiện cho công nghiệp đóng tàu phát triển, hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển và cảng cửa ngõ quốc tế. Những cảng biển này là tiền đề căn bản để phát triển đội tàu biển quốc gia lớn mạnh trong khu vực và trên thế giới. Đội tàu biển và công nghiệp đóng tàu, lĩnh vực dịch vụ hàng hải cũng có thêm nhiều lợi thế mới. Nhưng hiện tại ngành chưa tận dụng triệt để những lợi thế này.

Bùi Thị Lý - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết việc làm quan trọng trong hội nhập

Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức kết hợp giữa lao động trong nước với vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, nên xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức tạo việc làm đang có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đòi hỏi phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, kể cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và bản thân người lao động...

Dương Minh Đỗ - Thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi người có công

Để giành được thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết bao máu xương của các thế hệ người Việt Nam đã đổ. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hi sinh và hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật hoặc di chứng của chiến tranh. Sự hi sinh của chiến sĩ và đồng bào ta là vô giá. Ghi nhận, tôn vinh và mãi mãi biết ơn sự hi sinh to lớn đó; đồng thời xây đắp lòng tự hào về truyền thống vẻ vang, ý chí quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu trên con đường đi tới dưới sự lãnh đạo của Đảng là thể hiện đạo lý dân tộc "uống nước nhớ nguồn".

Nguyễn Văn Huyên - Tham nhũng và giải pháp phòng, chống từ góc nhìn văn hóa

Tham nhũng hiện đang là một vấn nạn. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để nhận diện tham nhũng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống tham nhũng. Bài viết tiếp cận tham nhũng từ góc nhìn văn hóa, phân tích sâu sắc những khía cạnh phản văn hóa của tham nhũng và kiến nghị một số giải pháp văn hóa trong phòng, chống tham nhũng.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Chu văn Đạt - Nam Định nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ

Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, nhiều năm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định luôn quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, đó là cơ sở căn bản, nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lê Thị Bân - Tây Ninh tạo bước đột phá thực hiện tốt nghị quyết trong nửa nhiệm kỳ Đại hội còn lại

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Đánh giá đúng thực trạng để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là trách nhiệm quan trọng của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Trần Thị Kim Cúc - Tiền Giang với công tác thương binh liệt sĩ

Xác định công tác thương binh - liệt sĩ và chăm sóc những gia đình có công với cách mạng có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, tỉnh Tiền Giang đã làm tốt công tác này, thiết thực góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện của tỉnh.

Mai Văn Ninh - Thanh Hóa đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế vượt qua suy giảm và phát triển

Trong những năm qua, Thanh Hóa có bước tăng trưởng nhanh, song vẫn chưa tương xứng với các lợi thế và tiềm năng của mình. Cải cách hành chính hiệu quả chính là nút khơi thông những nguồn lực chưa khai thác hết, đặc biệt là thu hút đầu tư, góp phần đưa Thanh Hóa vượt qua khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng tốc phát triển, trở thành “đòn bẩy” cho vùng Bắc Trung Bộ.

Nguyễn Trọng Minh - Xuất khẩu lao động ở đồng bằng sông Cửu Long

Trên thực tế, nước nào cũng rơi vào tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Những nước công nghiệp phát triển thường thiếu rất nhiều lao động phổ thông, lao động có giá nhân công rẻ. Trong khi đó, những nước chậm phát triển thường thiếu lao động trình độ và tay nghề cao, nhưng lại thừa lao động phổ thông và lao động chưa qua đào tạo. Trong phân công lao động quốc tế, xuất - nhập khẩu lao động là một hoạt động tất yếu và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cả về kinh tế, xã hội và nhân văn cho các bên tham gia. Đây cũng là một vấn đề nóng bỏng đang đặt ra với khu vực đồng bằng sông Cửu Long...

Đinh Trọng Kháng - Đảng bộ Học viện Phòng không - Không quân 45 năm xây dựng và phát triển

45 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã lãnh đạo Nhà trường làm tốt công tác giáo dục - đào tạo và góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày nay, khi đất nước hội nhập và phát triển, Đảng bộ Học viện đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, lãnh đạo xây dựng Học viện ngày càng chính quy, hiện đại, xứng đáng là một cơ sở đào tạo lớn của Quân chủng PK-KQ và Quân đội nhân dân Việt Nam.

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Trần Thị Lan Hương - Phát triển kinh tế đa tầng nấc ở châu Phi hiện nay

So với các khu vực khác trên thế giới, châu Phi có mức độ đa dạng cao về văn hóa, hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế... Chính sự đa dạng khiến châu lục này chưa có được mô hình phát triển kinh tế thống nhất, đồng thời thiếu vắng những nền kinh tế đóng vai trò “cửa ngõ”, có mức độ quốc tế hóa cao, làm “cầu nối” cho sự phát triển kinh tế toàn châu lục. Hiện kinh tế nơi đây đang phát triển ở nhiều tầng nấc khác nhau.

Trần Văn Tùng - Nâng cao phúc lợi trong quá trình tăng trưởng ở một số nước châu Á

Vốn nhân lực là tài sản của người nghèo. Bằng cách nào giúp người nghèo nâng cao giá trị vốn nhân lực, từ đó nâng cao phúc lợi cho họ? Câu hỏi này đã được nhiều tổ chức của Liên hợp quốc, nhiều nhà hoạch định chính sách, học giả nổi tiếng trên thế giới đưa ra bàn luận. Theo đó, cách tốt nhất để cải thiện phúc lợi là đổi mới cách thức phân phối các cơ hội đầu tư, cách tiếp cận các cơ hội hỗ trợ cho người nghèo, để họ góp sức vào quá trình phát triển bền vững.

Trần Bá Khoa - Áp-ga-ni-xtan “Vũng lầy mới” đối với chính quyền Ba-rắc Ô-ba-ma?

Một trong những quyết định khó khăn đầu tiên về chính sách đối ngoại của chính quyền Ô-ba-ma là nước Mỹ phải làm những gì đối với áp-ga-ni-xtan. Leo thang chiến tranh, như cố vấn an ninh quốc gia Giêm Giôn (James Jones) chủ trương, hay tăng quân có giới hạn kết hợp với các biện pháp chính trị, ngoại giao và kinh tế để bình ổn áp-ga-ni-xtan?