Pa-le-xtin tìm kiếm sự ủng hộ của UNESCO
17:15, ngày 10-10-2011
TCCSĐT - “UNESCO là nơi chúng tôi có thể có được vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế với tư cách một thành viên chính thức", Đại sứ Pa-le-xtin Ri-át Man-xu (Riyad Mansour) phát biểu tại Liên hợp quốc trong nỗ lực giành sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về Nhà nước Pa-le-xtin độc lập.
Tuần qua, Hội đồng chấp hành của UNESCO đã thông qua khuyến nghị về việc dành cho Pa-le-xtin quy chế thành viên đầy đủ của tổ chức này. Khuyến nghị nói trên do nhóm các nước A-rập đệ trình, đề nghị UNESCO nâng cấp quy chế dành cho Pa-le-xtin từ quan sát viên (năm 1974) lên tư cách thành viên đầy đủ.
Tuy nhiên, con đường đấu tranh để giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế công nhận quốc gia độc lập của Pa-le-xtin dường như không mấy bằng phẳng do trước đó vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, I-xra-en và Liên minh châu Âu. Bởi những nước này cho rằng, chỉ có các cuộc đàm phán với I-xra-en là con đường để hình thành Nhà nước Pa-le-xtin độc lập.
Phản ứng trước động thái trên của UNESCO, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) đã cảnh báo tổ chức này đứng ngoài cuộc tranh luận về Pa-le-xtin, nếu không sẽ đối mặt với các hậu quả.
Bà Hi-la-ry Clin-tơn gọi các hành động của UNESCO là không thể giải thích được giữa lúc đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Pa-le-xtin với tư cách là thành viên đầy đủ đang được Hội đồng Bảo an xem xét.
Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích Pa-le-xtin vì theo đuổi một chính sách nhằm tìm kiếm sự công nhận bằng bất cứ giá nào thay vì trở lại các cuộc đàm phán với I-xra-en.
Các nghị sĩ Mỹ thậm chí đã đưa ra lời cảnh báo với UNESCO, rằng tổ chức này có thể mất hàng chục nghìn USD tiền viện trợ từ Oa-sinh-tơn nếu chấp nhận Pa-le-xtin là thành viên chính thức trước khi đàm phán hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin thành công.
Theo các nguồn tin của UNESCO, trong số 4 nước bỏ phiếu chống tại Hội đồng chấp hành có Mỹ, Đức, Ru-ma-ni và Lát-vi-a. 14 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Dự kiến, quyết định có hay không công nhận đề nghị của Pa-le-xtin sẽ một lần nữa được đưa ra thảo luận tại hội nghị toàn thể của 193 nước thành viên UNESCO sẽ diễn ra từ ngày 25-10 đến ngày 10-11 tới. Để được công nhận là quốc gia độc lập, lời đề nghị của Pa-le-xtin cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 trong tổng số 193 thành viên tham dự hội nghị toàn thể UNESCO. Đây được xem là một nỗ lực trong chiến dịch của các nhà ngoại giao Pa-le-xtin nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với mình./.
Tuy nhiên, con đường đấu tranh để giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế công nhận quốc gia độc lập của Pa-le-xtin dường như không mấy bằng phẳng do trước đó vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, I-xra-en và Liên minh châu Âu. Bởi những nước này cho rằng, chỉ có các cuộc đàm phán với I-xra-en là con đường để hình thành Nhà nước Pa-le-xtin độc lập.
Phản ứng trước động thái trên của UNESCO, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) đã cảnh báo tổ chức này đứng ngoài cuộc tranh luận về Pa-le-xtin, nếu không sẽ đối mặt với các hậu quả.
Bà Hi-la-ry Clin-tơn gọi các hành động của UNESCO là không thể giải thích được giữa lúc đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Pa-le-xtin với tư cách là thành viên đầy đủ đang được Hội đồng Bảo an xem xét.
Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích Pa-le-xtin vì theo đuổi một chính sách nhằm tìm kiếm sự công nhận bằng bất cứ giá nào thay vì trở lại các cuộc đàm phán với I-xra-en.
Các nghị sĩ Mỹ thậm chí đã đưa ra lời cảnh báo với UNESCO, rằng tổ chức này có thể mất hàng chục nghìn USD tiền viện trợ từ Oa-sinh-tơn nếu chấp nhận Pa-le-xtin là thành viên chính thức trước khi đàm phán hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin thành công.
Theo các nguồn tin của UNESCO, trong số 4 nước bỏ phiếu chống tại Hội đồng chấp hành có Mỹ, Đức, Ru-ma-ni và Lát-vi-a. 14 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Dự kiến, quyết định có hay không công nhận đề nghị của Pa-le-xtin sẽ một lần nữa được đưa ra thảo luận tại hội nghị toàn thể của 193 nước thành viên UNESCO sẽ diễn ra từ ngày 25-10 đến ngày 10-11 tới. Để được công nhận là quốc gia độc lập, lời đề nghị của Pa-le-xtin cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 trong tổng số 193 thành viên tham dự hội nghị toàn thể UNESCO. Đây được xem là một nỗ lực trong chiến dịch của các nhà ngoại giao Pa-le-xtin nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với mình./.
Bầu cử Quốc hội ở Ba Lan năm 2011  (10/10/2011)
Liệu Trung Quốc có đưa ra gói kích thích kinh tế mới?  (10/10/2011)
Noi gương đồng chí Lê Ðức Thọ, đem hết sức mình thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước (*)  (10/10/2011)
Đề án 52 tiếp sức công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho các địa phương vùng biển, đảo và ven biển  (10/10/2011)
Phiên họp thứ 3 của UBTVQH: Xem xét dự án Luật Phòng chống rửa tiền  (09/10/2011)
Việt Nam - Đức thúc đẩy hợp tác phát triển toàn diện  (09/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển