Đề án 52 tiếp sức công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho các địa phương vùng biển, đảo và ven biển
12:58, ngày 10-10-2011
TCCSĐT
- Được triển khai từ năm 2009, đến nay, Đề án Kiểm soát dân số vùng
biển, đảo và ven biển (Đề án 52) đã ngày càng khẳng định được ý nghĩa
và vai trò quan trọng trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại
28 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Đề án nói riêng và trên cả nước nói
chung.
Nghệ An - khi công tác truyền thông được quan tâm
Là một tỉnh lớn, Nghệ An có tổng diện tích gần 17.000 km2, trong đó có 4 huyện, thị xã ven biển (gồm 36 xã) với dân số 288.121 người, số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi là 80.881 người. Năm 2011 là năm thứ 3 Nghệ An thực hiện Đề án 52. Toàn tỉnh phấn đấu có khoảng 72% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các xã ven biển thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại để kiểm soát dân số; hơn 80% dân số vùng biển, ven biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình, cũng như nâng cao toàn diện chất lượng dân số...
Ngay khi mới tiếp nhận và triển khai thực hiện Đề án 52 về kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển, ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, các huyện, thị xã ở khu vực biển, ven biển ở Nghệ An đã rất chú trọng đến công tác truyền thông, nhằm giúp cho người dân vừa nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, vừa góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, giúp cộng đồng dân cư ở khu vực này nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực trong việc kiềm chế và kiểm soát nguy cơ gia tăng dân số.
Với tiêu chí công tác truyền thông phải đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau, từ khi thực hiện Đề án đến nay, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã đã lồng ghép nhiều hình thức truyền thông dân số phù hợp với các đối tượng dân cư, đưa lại nhiều kết quả thiết thực. Nổi bật trong công tác truyền thông thời gian qua là cuộc thi "Rung chuông vàng" do Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức cho các đối tượng học sinh trung học phổ thông, nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trong các nhà trường ở các huyện, thành phố, thị xã ven biển.
Nhờ làm tốt công tác truyền thông, từ năm 2009 đến nay, tại 36 xã ở 4 huyện, thị xã thực hiện Đề án 52 ở Nghệ An công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã thu được một số kết quả nhất định. Trong đó, năm 2010, năm thứ hai thực hiện Đề án, tại 39 xã, thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã, 98 lượt cung cấp dịch vụ sinh sản đã được tổ chức; trên 75.000 lượt người được tiếp cận truyền thông và tư vấn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho trên 75.200 lượt người; trên 36.000 lượt người được khám phụ khoa, trong đó đã phát hiện và điều trị cho gần 9.000 người mắc các loại bệnh liên quan.
Với những thành công bước đầu sau 2 năm thực hiện Đề án, Nghệ An đã có thêm nhiều kinh nghiệm để kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và nâng cao chất lượng dân số như mục tiêu đã đề ra.
Thái Bình – Ưu tiên thực hiện ở các xã trọng điểm
Đề án 52 được triển khai tại Thái Bình từ tháng 9-2009 với các hoạt động chính: Thực hiện Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho các xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, xã khó khăn; thông tin tư vấn cho người dân, triển khai mô hình cung cấp thông tin cho vị thành niên về ngăn ngừa viêm nhiễm, có thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn. Triển khai mô hình sàng lọc sơ sinh, mô hình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; mô hình nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại những xã vùng biển, ven biển; mô hình tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; mô hình xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý chuyên ngành.
Sau 2 năm thực hiện, Đề án 52 tại Thái Bình đã khám cho 10.526 chị em vùng biển, điều trị phụ khoa cho 5.801 người, vận động 18 ca đình sản, 1.432 ca đặt dụng cụ tử cung, 131 ca tiêm thuốc tránh thai, 750 ca uống thuốc tránh thai, 740 ca sử dụng bao cao su...
Tiếp tục thực hiện Đề án 52, Thái Bình tập trung triển khai các hoạt động tới 83 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, trong đó ưu tiên thực hiện ở 14 xã trọng điểm. Đây là 2 huyện nằm trong diện thụ hưởng Đề án 52, được xét vào vùng được đặc biệt coi trọng, bởi Tiền Hải và Thái Thụy là huyện có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh (13,6%). Nhìn vào tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2009 của Tiền Hải là 20,2% và Thái Thụy là 13,8% mới thấy, nơi này rất cần các biện pháp tuyên truyền sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Hơn thế, theo kết quả kiểm tra thì cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã của hai huyện còn yếu và thiếu. Tỷ lệ nạo hút thai, mắc các bệnh đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục còn cao. Theo thống kê năm 2008, trong số hơn 5.000 trẻ em bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ của toàn tỉnh có 1.135 em của huyện Tiền Hải, 1.794 em của huyện Thái Thụy. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong toàn tỉnh là 19,6%, huyện Tiền Hải bằng 20,1% và huyện Thái Thụy là 20%.
Do đặc thù lao động nghề biển, người dân có tâm lý thích sinh đông con, nhất là con trai để có người đi biển, có thêm nhân lực làm kinh tế gia đình... các xã ven biển Thái Bình cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh viêm nhiễm, phòng ngừa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh... người dân còn hạn chế.
Xuất phát từ những đặc điểm ấy, khi Đề án 52 về đến Thái Bình, các cấp chính quyền cùng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Thái Bình nhanh chóng bắt tay vào công việc. Từ cuối tháng 11-2009 đến tháng 3-2010, cùng với Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy đã tổ chức nhiều đợt truyền thông lưu động với băng-rôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi, kẻ vẽ biển tường, kết hợp với tuyên truyền trên sóng phát thanh để tuyên truyền những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc vận động về kiểm soát dân số, chuyển đổi hành vi cho đối tượng đặc thù vùng biển và ven biển. Chiến dịch được phát động về đến tận các xã, khiến cho những ngày đầu, những người dân như sống trong lễ hội.
Mục tiêu quan trọng của Đề án 52 là giảm mức sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, hạn chế tình trạng nạo phá thai không an toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng biển. Đây là một động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định ưu thế kinh tế biển của địa phương, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển. Vì vậy, luôn cần có một chiến lược bền bỉ giúp người dân hiểu và nhận thức đúng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Phú Yên - Khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dân số
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 189 km, dân số các xã thuộc vùng biển, đảo là 489,1 nghìn người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh và mật độ dân cư 384 người/km2. Đề án 52 nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng dân số ở các vùng này góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biển Phú Yên.
Phú Yên là tỉnh có mức sinh 1,96 con đạt dưới mức sinh thay thế 2,03 con. Một trong những thách thức của tỉnh là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và trẻ em bị dị tật bẩm sinh rất đáng lo ngại. Cơ cấu dân số theo giới tính mất cân đối, tỷ số giới tính khi sinh bình quân 110,1 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, 2/4 đơn vị được hưởng Đề án 52 là thị xã Sông Cầu và Thành phố Tuy Hòa có đến 117 bé trai/100 bé gái. Bên cạnh đó, do đặc thù nghề nghiệp, nên người dân còn nhiều hạn chế trong việc hưởng và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình. Ở các xã ven biển, bãi ngang đa phần người dân vẫn còn xa lạ với việc khám tổng quát sức khỏe trước khi sinh, sàng lọc trước sinh để có những đứa con ra đời khỏe mạnh.
Mặt khác, do không được hỗ trợ thực hiện dự án sàng lọc sơ sinh - hoạt động cơ bản để giảm thiểu trẻ bị dị tật bẩm sinh, nên cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động còn yếu và thiếu như: máy siêu âm 3D hay 4D để siêu âm đo độ mờ da gáy phát hiện dị tật bẩm sinh, la-bo xét nghiệm sinh hóa về các bệnh nội tiết di truyền… Vì vậy, thời gian đầu thực hiện Đề án 52, ngành dân số tỉnh Phú Yên mới chỉ dừng lại ở mức khám quản lí thai, tư vấn cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao và công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình tập trung vào kiểm soát qui mô dân số là chủ yếu.
Triển khai thực hiện Đề án 52, ngành dân số tỉnh Phú Yên đã thành lập 4 Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình tại 4 huyện thị xã, thành phố là Đông Hòa, Thành phố Tuy Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu, mỗi đội có 4 thành viên, tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình định kỳ mỗi quý một lần. Kết quả, các đội đã thực hiện chuyên môn tại xã 93 lượt, khám thai cho 3.541 người, khám phụ khoa cho 18.332 người, phát hiện và điều trị phụ khoa cho 8.158 người, khám sức khỏe cho 4.219 trẻ em vùng biển. Các Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình đã phối hợp với cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình xã và Trạm Y tế xã lập danh sách các bà mẹ mang thai có nguy cơ cao để tư vấn, khám sàng lọc cho 38 phụ nữ mang thai. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở các chuyên mục, chuyên trang dân số vùng biển, đảo phát sóng và phát hành đến tận người dân. Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên y tế tuyến cơ sở, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng những mô hình thiết thực cho công tác dân số như: phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, tập huấn chương trình nâng cao kỹ thuật về sàng lọc dị tật bẩm sinh ở bà mẹ mang thai cho cán bộ làm công tác dân số của các xã nằm trong vùng Đề án. Mua sắm trang bị máy siêu âm xách tay cho các Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình để phát hiện kịp thời nhiều bệnh cho người dân ở những vùng hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nha, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Phú Yên, để đạt được mục tiêu của Đề án 52 cần phải thực hiện đồng bộ các hoạt động như: nội dung nâng cao chất lượng dân số cần đi đôi với các đề án sàng lọc sơ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và can thiệp mất cân bằng giới tính. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Đề án 52 cũng cần nghiên cứu xây dựng các bộ phim khoa học về phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn… để hỗ trợ công tác truyền thông ở cơ sở từ nay đến 2020 về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở vùng biển./.
Là một tỉnh lớn, Nghệ An có tổng diện tích gần 17.000 km2, trong đó có 4 huyện, thị xã ven biển (gồm 36 xã) với dân số 288.121 người, số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi là 80.881 người. Năm 2011 là năm thứ 3 Nghệ An thực hiện Đề án 52. Toàn tỉnh phấn đấu có khoảng 72% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các xã ven biển thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại để kiểm soát dân số; hơn 80% dân số vùng biển, ven biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình, cũng như nâng cao toàn diện chất lượng dân số...
Ngay khi mới tiếp nhận và triển khai thực hiện Đề án 52 về kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển, ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, các huyện, thị xã ở khu vực biển, ven biển ở Nghệ An đã rất chú trọng đến công tác truyền thông, nhằm giúp cho người dân vừa nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, vừa góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, giúp cộng đồng dân cư ở khu vực này nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực trong việc kiềm chế và kiểm soát nguy cơ gia tăng dân số.
Với tiêu chí công tác truyền thông phải đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau, từ khi thực hiện Đề án đến nay, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã đã lồng ghép nhiều hình thức truyền thông dân số phù hợp với các đối tượng dân cư, đưa lại nhiều kết quả thiết thực. Nổi bật trong công tác truyền thông thời gian qua là cuộc thi "Rung chuông vàng" do Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức cho các đối tượng học sinh trung học phổ thông, nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trong các nhà trường ở các huyện, thành phố, thị xã ven biển.
Nhờ làm tốt công tác truyền thông, từ năm 2009 đến nay, tại 36 xã ở 4 huyện, thị xã thực hiện Đề án 52 ở Nghệ An công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã thu được một số kết quả nhất định. Trong đó, năm 2010, năm thứ hai thực hiện Đề án, tại 39 xã, thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã, 98 lượt cung cấp dịch vụ sinh sản đã được tổ chức; trên 75.000 lượt người được tiếp cận truyền thông và tư vấn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho trên 75.200 lượt người; trên 36.000 lượt người được khám phụ khoa, trong đó đã phát hiện và điều trị cho gần 9.000 người mắc các loại bệnh liên quan.
Với những thành công bước đầu sau 2 năm thực hiện Đề án, Nghệ An đã có thêm nhiều kinh nghiệm để kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và nâng cao chất lượng dân số như mục tiêu đã đề ra.
Thái Bình – Ưu tiên thực hiện ở các xã trọng điểm
Đề án 52 được triển khai tại Thái Bình từ tháng 9-2009 với các hoạt động chính: Thực hiện Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho các xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, xã khó khăn; thông tin tư vấn cho người dân, triển khai mô hình cung cấp thông tin cho vị thành niên về ngăn ngừa viêm nhiễm, có thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn. Triển khai mô hình sàng lọc sơ sinh, mô hình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; mô hình nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại những xã vùng biển, ven biển; mô hình tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; mô hình xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý chuyên ngành.
Sau 2 năm thực hiện, Đề án 52 tại Thái Bình đã khám cho 10.526 chị em vùng biển, điều trị phụ khoa cho 5.801 người, vận động 18 ca đình sản, 1.432 ca đặt dụng cụ tử cung, 131 ca tiêm thuốc tránh thai, 750 ca uống thuốc tránh thai, 740 ca sử dụng bao cao su...
Tiếp tục thực hiện Đề án 52, Thái Bình tập trung triển khai các hoạt động tới 83 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, trong đó ưu tiên thực hiện ở 14 xã trọng điểm. Đây là 2 huyện nằm trong diện thụ hưởng Đề án 52, được xét vào vùng được đặc biệt coi trọng, bởi Tiền Hải và Thái Thụy là huyện có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh (13,6%). Nhìn vào tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2009 của Tiền Hải là 20,2% và Thái Thụy là 13,8% mới thấy, nơi này rất cần các biện pháp tuyên truyền sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Hơn thế, theo kết quả kiểm tra thì cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã của hai huyện còn yếu và thiếu. Tỷ lệ nạo hút thai, mắc các bệnh đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục còn cao. Theo thống kê năm 2008, trong số hơn 5.000 trẻ em bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ của toàn tỉnh có 1.135 em của huyện Tiền Hải, 1.794 em của huyện Thái Thụy. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong toàn tỉnh là 19,6%, huyện Tiền Hải bằng 20,1% và huyện Thái Thụy là 20%.
Do đặc thù lao động nghề biển, người dân có tâm lý thích sinh đông con, nhất là con trai để có người đi biển, có thêm nhân lực làm kinh tế gia đình... các xã ven biển Thái Bình cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh viêm nhiễm, phòng ngừa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh... người dân còn hạn chế.
Xuất phát từ những đặc điểm ấy, khi Đề án 52 về đến Thái Bình, các cấp chính quyền cùng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Thái Bình nhanh chóng bắt tay vào công việc. Từ cuối tháng 11-2009 đến tháng 3-2010, cùng với Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy đã tổ chức nhiều đợt truyền thông lưu động với băng-rôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi, kẻ vẽ biển tường, kết hợp với tuyên truyền trên sóng phát thanh để tuyên truyền những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc vận động về kiểm soát dân số, chuyển đổi hành vi cho đối tượng đặc thù vùng biển và ven biển. Chiến dịch được phát động về đến tận các xã, khiến cho những ngày đầu, những người dân như sống trong lễ hội.
Mục tiêu quan trọng của Đề án 52 là giảm mức sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, hạn chế tình trạng nạo phá thai không an toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng biển. Đây là một động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định ưu thế kinh tế biển của địa phương, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển. Vì vậy, luôn cần có một chiến lược bền bỉ giúp người dân hiểu và nhận thức đúng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Phú Yên - Khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dân số
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 189 km, dân số các xã thuộc vùng biển, đảo là 489,1 nghìn người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh và mật độ dân cư 384 người/km2. Đề án 52 nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng dân số ở các vùng này góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biển Phú Yên.
Phú Yên là tỉnh có mức sinh 1,96 con đạt dưới mức sinh thay thế 2,03 con. Một trong những thách thức của tỉnh là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và trẻ em bị dị tật bẩm sinh rất đáng lo ngại. Cơ cấu dân số theo giới tính mất cân đối, tỷ số giới tính khi sinh bình quân 110,1 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, 2/4 đơn vị được hưởng Đề án 52 là thị xã Sông Cầu và Thành phố Tuy Hòa có đến 117 bé trai/100 bé gái. Bên cạnh đó, do đặc thù nghề nghiệp, nên người dân còn nhiều hạn chế trong việc hưởng và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình. Ở các xã ven biển, bãi ngang đa phần người dân vẫn còn xa lạ với việc khám tổng quát sức khỏe trước khi sinh, sàng lọc trước sinh để có những đứa con ra đời khỏe mạnh.
Mặt khác, do không được hỗ trợ thực hiện dự án sàng lọc sơ sinh - hoạt động cơ bản để giảm thiểu trẻ bị dị tật bẩm sinh, nên cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động còn yếu và thiếu như: máy siêu âm 3D hay 4D để siêu âm đo độ mờ da gáy phát hiện dị tật bẩm sinh, la-bo xét nghiệm sinh hóa về các bệnh nội tiết di truyền… Vì vậy, thời gian đầu thực hiện Đề án 52, ngành dân số tỉnh Phú Yên mới chỉ dừng lại ở mức khám quản lí thai, tư vấn cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao và công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình tập trung vào kiểm soát qui mô dân số là chủ yếu.
Triển khai thực hiện Đề án 52, ngành dân số tỉnh Phú Yên đã thành lập 4 Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình tại 4 huyện thị xã, thành phố là Đông Hòa, Thành phố Tuy Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu, mỗi đội có 4 thành viên, tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình định kỳ mỗi quý một lần. Kết quả, các đội đã thực hiện chuyên môn tại xã 93 lượt, khám thai cho 3.541 người, khám phụ khoa cho 18.332 người, phát hiện và điều trị phụ khoa cho 8.158 người, khám sức khỏe cho 4.219 trẻ em vùng biển. Các Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình đã phối hợp với cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình xã và Trạm Y tế xã lập danh sách các bà mẹ mang thai có nguy cơ cao để tư vấn, khám sàng lọc cho 38 phụ nữ mang thai. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở các chuyên mục, chuyên trang dân số vùng biển, đảo phát sóng và phát hành đến tận người dân. Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên y tế tuyến cơ sở, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng những mô hình thiết thực cho công tác dân số như: phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, tập huấn chương trình nâng cao kỹ thuật về sàng lọc dị tật bẩm sinh ở bà mẹ mang thai cho cán bộ làm công tác dân số của các xã nằm trong vùng Đề án. Mua sắm trang bị máy siêu âm xách tay cho các Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình để phát hiện kịp thời nhiều bệnh cho người dân ở những vùng hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nha, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Phú Yên, để đạt được mục tiêu của Đề án 52 cần phải thực hiện đồng bộ các hoạt động như: nội dung nâng cao chất lượng dân số cần đi đôi với các đề án sàng lọc sơ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và can thiệp mất cân bằng giới tính. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Đề án 52 cũng cần nghiên cứu xây dựng các bộ phim khoa học về phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn… để hỗ trợ công tác truyền thông ở cơ sở từ nay đến 2020 về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở vùng biển./.
Phiên họp thứ 3 của UBTVQH: Xem xét dự án Luật Phòng chống rửa tiền  (09/10/2011)
Việt Nam - Đức thúc đẩy hợp tác phát triển toàn diện  (09/10/2011)
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ 8 tỉnh vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long 3,5 tỷ đồng  (08/10/2011)
Mười năm cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan: Số liệu và sự kiện  (08/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển