An toàn thực phẩm, vấn đề toàn cầu
Vụ bê bối "sữa bẩn" bùng phát cuối năm 2008 tại một số khu vực trên thế giới khiến dư luận lo ngại rằng các nỗ lực quốc tế nhằm nâng cao sức khỏe con người trên toàn cầu có thể bị đẩy lùi. Các chuyên gia nêu một số nguyên nhân chính tác động sức khỏe con người.
Môi trường ô nhiễm là nguồn phát sinh dịch bệnh. Quỹ Tư vấn sức khỏe, một tổ chức quốc tế nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng cho biết, năm 2008, thế giới có hơn 12 triệu trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người đã chết vì bệnh này, trong đó các nước ÐPT chiếm một phần hai số ca bệnh mới và 60% số ca tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là vì: con người sống trong môi trường ô nhiễm nặng nề, lười vận động, ăn nhiều mỡ, đường và ngũ cốc, rau quả không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Theo LHQ, hiện 1,1 tỷ người trên hành tinh thiếu nước trầm trọng, một tỷ người khác thiếu nước định kỳ, 40% dân số thế giới (4-5 tỷ người) thiếu nước sinh hoạt; hơn 50% dân số khu vực Nam Á hiện không có các phương tiện vệ sinh cần thiết, 20% không có nước sạch; Nga đứng thứ hai thế giới sau Brazil về trữ lượng nước nhưng 99% nguồn nước sinh hoạt ở đây cần xử lý mới dùng được.
Thực phẩm chế biến chứa chất gây hại không còn là hiện tượng cá biệt. Theo Hiệp hội tiến bộ khoa học Mỹ, hàng giả, hàng rởm là một vấn đề nhức nhối trong ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu với giá trị thực phẩm "rởm" đạt 50 tỷ USD /năm. Các chuyên gia cảnh báo, sản phẩm biến đổi gien có nguy cơ làm hỏng thực phẩm. Hội Người tiêu dùng Indonesia vừa công bố kết quả kiểm tra cho thấy, 30% trong số 28 mẫu thực phẩm chế biến được kiểm nghiệm có chứa các thành phần gây hại sức khỏe con người như chất melamine. Tại Mỹ, gần đây mỗi năm phát hiện 350 vụ "thực phẩm bẩn", gấp 3,5 lần những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20; năm 2006 thu hồi hàng tấn rau bi-na do phát hiện vi khuẩn gây chết người; năm 2008 thu hồi hạt tiêu và cà chua do lo nhiễm khuẩn Salmonela; hai tháng đầu năm nay, bơ lạc nhiễm khuẩn Salmonela làm chín người chết và hàng chục nghìn người ngộ độc.
"Thực phẩm bẩn" không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây căng thẳng, thậm chí châm ngòi "chiến tranh thương mại" giữa các đối tác kinh tế truyền thống. Ðến giữa tháng 10-2008 đã có hơn 30 nước cấm nhập các sản phẩm sữa Trung Quốc nhiễm melamine. Tháng hai năm nay, Trung Quốc cấm nhập khẩu thực phẩm của 11 công ty Mỹ do bán sản phẩm lạc chứa khuẩn Salmonela Typhimurium có thể gây tiêu chảy, nôn, đau dạ dày và sốt; cấm nhập thịt lợn của Philippines sau khi quốc đảo thông báo trong đàn lợn trên đảo Luzon có virus Ebola-Reston có thể lây từ người sang người qua tuyến mồ hôi, đường máu, nước bọt và gây sốt với tỷ lệ chết 80%. Ðầu tháng hai năm nay, Nhật Bản ngừng nhập khẩu thịt gà, ngan, ngỗng, thịt gia cầm của Pháp sau khi Paris công bố có cúm gia cầm tại Pháp. Tranh cãi thương mại Mỹ-Liên hiệp châu Âu (EU) chung quanh việc xử lý thịt gia cầm của Mỹ kéo dài hơn 11 năm qua. EU cho rằng, các hóa chất xử lý thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Ðầu năm nay, Mỹ kiện lên WTO việc EU áp đặt các hạn chế đối với sản phẩm thịt gia cầm của Mỹ được xử lý bằng clo và từ ngày 23-3 áp dụng mức thuế mới đối với thực phẩm nhập từ EU: đánh thuế 100% với nước khoáng, xúc xích, yến mạch, sô-cô-la; tăng thuế từ 100% lên 300% với pho mát Roquefort của Pháp...
"An toàn thực phẩm" bảo vệ sức khỏe con người được cộng đồng quốc tế coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm an sinh xã hội. Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) tháng 10-2008 đã nhất trí củng cố luật pháp và xem xét lại cơ chế trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn sớm nguy cơ người tiêu dùng mua phải thực phẩm không an toàn; lên kế hoạch nghiên cứu lại những quy định liên quan việc thông tin đến người dân những sản phẩm tiềm ẩn độc hại; đề nghị cùng các nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nghiên cứu tác động đối với lĩnh vực y tế của các thỏa thuận thương mại quốc tế, Trung Quốc xúc tiến nhiều biện pháp quyết liệt nhằm "sạch hóa" ngành thực phẩm: QH xem xét lại dự luật về an toàn thực phẩm, theo đó siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm bằng cách nghiêm cấm sử dụng hóa chất và các loại nguyên liệu độc hại trong chế biến thực phẩm; quy định các quan chức y tế chịu trách nhiệm trong việc đánh giá những phụ gia nào được dùng và cách sử dụng trong chế biến thực phẩm; các nhà sản xuất thực phẩm phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất phụ gia; cấm cơ quan giám sát an toàn thực phẩm miễn hoạt động kiểm tra chất lượng đối với các hãng chế biến thực phẩm. Hàng chục quan chức ngành công nghiệp thực phẩm liên quan "vụ melamine" bị cách chức, đưa ra tòa, xử phạt nặng. Từ ngày 10-12-2008 mở chiến dịch an toàn thực phẩm kéo dài đến hết tháng 4-2009 trên toàn quốc với mục tiêu bảo đảm tất cả các loại thực phẩm không có chất phụ gia vượt chuẩn cho phép cũng như không có dư lượng hóa chất độc hại. Cơ chế phối hợp bảo vệ sức khỏe cộng đồng giữa Trung Quốc đại lục, Hồng Công và Ma Cao được mở rộng từ ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm sang nhiều lĩnh vực khác. EU gia tăng kiểm soát chất lượng thực phẩm, xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, quan chức vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Tại Mỹ, trước hàng loạt vụ bê bối liên quan "thực phẩm bẩn", Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã mở văn phòng ở Trung Quốc, Ấn Ðộ, Trung Ðông và châu Phi nhằm thiết lập các chuẩn mực tốt hơn và phát triển hệ thống cảnh báo nhanh toàn cầu về tình trạng mất an toàn thực phẩm. FDA đang xây dựng hệ thống dò tìm các kiện hàng thực phẩm "có nguy cơ nhất" và từ giữa tháng 2 vừa qua đã "cắm" các thanh tra viên tại cơ sở sản xuất. Ngày 14-3, Tổng thống B.Obama quyết định lập Nhóm công tác về an toàn thực phẩm với nhiệm vụ điều phối hoạt động của các cơ quan chức năng trong Chính phủ nhằm củng cố, siết chặt luật và các quy định về an toàn thực phẩm...
LHQ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc giục các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển thực phẩm sạch, an toàn. Tổng Giám đốc WHO M.Chan nhấn mạnh "sẽ là sai lầm khi đối phó khủng hoảng kinh tế - tài chính bằng cách cắt giảm hoặc chuyển nhiều nguồn ngân sách từ các chương trình xã hội như y tế, giáo dục sang các lĩnh vực khác".
Phải làm cho dân hiểu, tự ý thức  (02/04/2009)
Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 Chính phủ thảo luận về năm dự án Luật  (02/04/2009)
Bổ sung thành viên UBND tỉnh Thái Bình  (02/04/2009)
Phát hiện sắc chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa  (02/04/2009)
Nhật Bản - nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam  (02/04/2009)
Bảo hiểm... "phong tỏa" cán bộ nữ!  (02/04/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay