Đối ngoại Việt Nam: cuối năm điểm lại
Năm 2007 là năm Bộ Ngoại giao đã triển khai một cách toàn diện đường lối và chính sách đối ngoại được thông qua tại Đại hội X của Đảng. Đồng thời, cũng là năm hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra sôi động nhất, đa dạng nhất và thu được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là các hoạt động đối ngoại cấp cao.
Cuộc bỏ phiếu cho Việt Nam vào chức Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc |
2. Kết quả thứ hai là Việt Nam tiếp tục tạo ra những chuyển biến quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng cũng như các nước trong khu vực. Trong kết quả này, trước hết phải nói đến quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Đại Lễ Đường Nhân dân với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ. |
Quan hệ Việt Nam - Lào: Với phương châm: “Hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện”, quan hệ Việt Nam - Lào đã được hình thành và khẳng định trong gần nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng của hai dân tộc. Các cơ chế tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước, các cuộc thăm viếng cấp cao nhằm tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước được duy trì thường xuyên. Hai bên xác định tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo hướng thực chất hơn trên nhiều lĩnh vực như: hợp tác phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, dịch vụ viễn thông, khai thác thủy năng. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2007 ước đạt trên 125 triệu USD, tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước. Hai bên đang quyết tâm nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên 1 tỉ USD vào năm 2010 và 2 tỉ USD vào năm 2015.
Quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia: tiếp tục phát triển trong khuôn khổ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững dài lâu. Hai bên thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, năng lượng - điện, y tế, giao thông vận tải v.v..., hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên và thành phố có quan hệ kết nghĩa, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai nước đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2010 đạt 2 tỉ USD. Ngoài ra, hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, Ủy hội sông Mê kông (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Praya - Mekong (ACMECS), CLMV, Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia... Về vấn đề biên giới, hai bên quyết tâm hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc cắm mốc biên giới, chú trọng đẩy mạnh hợp tác theo các thoả thuận đã ký, phối hợp giải quyết tốt những vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển. Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên.
Quan hệ Việt Nam - ASEAN: Mối quan hệ này đã được nâng lên tầm cao mới thông qua chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma, Bru-nây. Đây là chuyến thăm góp phần tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia, thúc đẩy việc hợp tác trong lĩnh vực trọng điểm như kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với nhiều nước. Trong những hoạt động của ASEAN, cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng và thông qua Hiến chương ASEAN, mở ra giai đoạn hợp tác mới tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn, hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
3. Kết quả thứ ba của hoạt động đối ngoại trong năm 2007 là việc Việt Nam đã chủ động thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các nước lớn và các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Việc tăng cường quan hệ này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố môi trường hòa bình, ổn định của đất nước.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển theo hướng hợp tác và hiệu quả hơn. Theo Thủ tướng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Liên bang Nga đã đạt được những kết quả ấn tượng trên mọi phương diện trong vài năm qua. Hai bên đều nhất trí đẩy mạnh hợp tác tương xứng với mối quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược; tăng cường trao đổi song phương, đồng thời mở ra sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khai khoáng, viễn thông, khoa học kỹ thuật. Riêng lĩnh vực dầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hai bên nhất trí coi đây là hướng ưu tiên trong phát triển quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Kim ngạch hai chiều của hai nước từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90, đến nay đã lên tới hơn 1tỉ USD. Hai bên mong muốn đưa kim ngạch xuất khẩu hai chiều từ nay đến năm 2010 lên 2 tỉ đô la Mỹ.
- Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây, trong công cuộc tái thiết đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế sau này. Chuyến thăm chính thức Ấn Độ hồi tháng 7-2007 vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thiết lập được thêm đối tác chiến lược mới. Nhân dịp này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ và nhiều văn kiện hợp tác khác, góp phần quan trọng đưa quan hệ Việt - Ấn lên một tầm cao mới. Hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Ấn Độ đã tăng từ 72 triệu USD năm 1995 lên 1 tỉ USD năm 2006. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2010 tăng lên 2 tỉ đô la. Hiện tại, hai nước đang tiếp tục trao đổi để đi đến ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương.
- Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có được những bước phát triển tích cực trong thời gian qua, đặc biệt là những kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục, nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và nhiều vấn đề hai biên cùng quan tâm đã được đề cập đến. Hai bên xác định đưa quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, lên một bước mới trên nền tảng sâu rộng hơn, ổn định hơn và hiệu quả hơn. Năm 2007 cũng là năm quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ có những đột phá mới. Kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ trong năm 2007, ước đạt khoảng 12 tỉ USD và đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong năm 2007 cho đến nay đạt 2,6 tỉ USD, xếp thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kể từ khi hai bên ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) và đạt được nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng, hơn 1000 tập đoàn cũng như những công ty lớn của Mỹ đã vào làm ăn tại Việt Nam. Tính đến nay quan hệ buôn bán hai chiều giữa hai nước đã tăng nhanh, từ 7,8 tỉ USD năm 2005 lên 9,7 tỉ USD năm 2006. Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
- Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: trong năm 2007 này, quan hệ hai nước tiếp tục được củng cố. Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 11 vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Với mục tiêu đưa quan hệ hai nước hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình, phồn vinh châu Á thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã thành lập Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật. Về kim ngạch thương mại, hai bên xác định mục tiêu đến năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ lên 15 tỉ đô la Mỹ. Hai bên cũng đang thúc đẩy ba dự án trọng điểm là: xây dựng tuyến đường bộ đường sắt Bắc - Nam, phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, mở ra hai dự án cải thiện tuyến giao thông tại địa bàn Hà Nội cũng như Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản còn là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Tính từ đầu năm 2007 đến nay, Nhật Bản đã có 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỉ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Xin-ga-po và Đài Loan).
Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU): Trong thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại - đầu tư, chính trị... Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn với các nước EU, các định chế của Liên minh châu Âu, kể cả ở cấp cao nhất. Gần đây nhất, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ba-rốt-sô có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU. Nhân chuyến thăm này, hai bên đã chính thức khởi động vòng đàm phán đối tác, hợp tác Việt Nam - EU, đưa quan hệ giữa các bên lên một tầm cao mới với phương châm: hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy, vì hòa bình và phát triển. Năm 2007, Ủy ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013 với khoản trợ giúp trị giá khoảng 304 triệu euro. Kể từ năm 1995 đến nay, EU luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại. Tiếp theo là Mỹ: 14%; Nhật Bản: 13%; và Trung Quốc: 11%. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - EU đã tăng 7,4 lần, đạt trên 10 tỉ USD, chỉ riêng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt 8,5 tỉ USD gồm các mặt hàng: thuỷ sản, giày dép, dệt may, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ và xe đạp. EU cũng là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam gồm 640 dự án với vốn đăng ký 8,35 tỉ USD và vốn đầu tư thực hiện là 4,8 tỉ USD tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng, 181 dự án trong lĩnh vực dịch vụ, với tổng vốn 2,43 tỉ USD. Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, các ngành đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Hai bên luôn khẳng định quyết tâm phát triển quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI lên một tầm cao mới. Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 11 vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên nhất trí cho rằng, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Hàn đã có những bước phát triển nhanh chóng và đầy hiệu quả kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ năm 1992 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng gấp 10 lần, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 60 lần, người lao động Việt Nam hiện chiếm 1/4 tổng số lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Hai bên quyết tâm tăng cường hợp tác trong thời gian tới theo tinh thần "Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI" và phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên mức 10 tỉ USD trong vòng 5-7 năm tới, đồng thời có những biện pháp hữu hiệu nhằm cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Trong 15 năm qua (1992-2007), Hàn Quốc luôn đứng trong nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Hai nước đã thành lập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương; ký nhiều hiệp định quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, đầu từ, khoa học kỹ thuật, hàng không, hải quan, vận tải biển... Tính đến nay, Hàn Quốc đang giữ vị trí số 1 trong số hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư Việt Nam, với gần 1.800 dự án, tổng vốn đăng ký 12,7 tỉ USD, vốn thực hiện 2,8 tỉ USD.
Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: chuyến thăm chính thức Triều Tiên của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng góp phần tạo sự chuyến biến tích cực trong việc hợp tác thúc đẩy quan hệ hai bên đóng góp vào sự hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.
Quan hệ Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở khu vực Mỹ La-tinh, châu Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2008 tới là năm bản lề của giai đoạn phát triển kinh tế 2006-2010. Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế, tiếp tục tiến trình hợp tác quốc tế khu vực và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác tối đa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác đối ngoại của Việt Nam trong năm 2008 trước mắt tập trung vào 4 vấn đề:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện, nâng cao các mối quan hệ hợp tác với các nước và đưa các quan hệ này đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững, tin cậy lẫn nhau. Phát huy tốt vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tăng cường hơn nữa các hoạt động trên diễn đàn đa phương, khu vực và trên thế giới, cùng các nước giải quyết các vấn đề nổi cộm.
- Tham gia sâu hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu khu vực và tiểu khu vực, đẩy mạnh công tác ngoại giao, thúc đẩy hơn nữa sự đầu tư vào Việt Nam, tích cực góp phần thúc đẩy, cải thiện môi trường đầu tư để tăng sức hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường hàng hóa, xuất khẩu lao động, thu hút khách du lịch.
- Tập trung hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới với các nước láng giềng theo thời hạn đã đặt ra, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sịnh trên bộ cũng như trên biển của các nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thuận lợi và chủ quyền của đất nước.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc xuất nhập cảnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Năm 2007 đang dần khép lại với những thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hy vọng rằng, năm 2008, bức tranh đối ngoại sẽ thu được nhiều triển vọng mới, tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn.
Quy định mới về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước  (26/12/2007)
Về đạo đức  (26/12/2007)
Quy trình xây dựng, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật  (26/12/2007)
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2005  (26/12/2007)
Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý luận  (26/12/2007)
Cả nước có thêm 499 giáo sư, phó giáo sư  (26/12/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay