Tàu hải quân Nam Phi SAS SPIOENKOP sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh
Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội hôm nay, ngày 24-10, cho biết, tàu hải quân Nam Phi SAS SPIOENKOP sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 31-10 đến 5-11. Chuyến thăm thiện chí của tàu SAS Spioenkop đến Việt Nam là một phần trong hành trình của tàu chiến SAS SPIOENKOP đến thăm các nước tại vùng biển châu Á bao gồm Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Ấn Độ. Đây là chuyến đi dài nhất của con tàu nhằm tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với các nước mà con tàu ghé thăm.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu hải quân đến từ châu Phi. Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Ratubatsi Super Moloi cho biết, quan hệ hợp tác giữa Nam Phi và Việt Nam trong lĩnh vực chính trị ngoại giao ngày càng phát triển tốt đẹp và quan hệ hợp tác quốc phòng cũng đang trên đà phát triển trong những năm gần đây. Điều đó được minh chứng và khẳng định qua những chuyến thăm trao đổi hợp tác quốc phòng giữa quân đội hai nước.
Đại sứ Nam Phi nói, Việt Nam là người bạn truyền thống lâu đời của nhân dân Nam Phi. Mối quan hệ đặc biệt này được hình thành và phát triển từ những năm tháng gian khó của cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của hai dân tộc. Khí phách kiên cường, dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã là nguồn cổ vũ và khích lệ những người chiến sỹ đấu tranh cho Tự Do của Nam Phi trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pac-thai. Sau khi giành được tự do và dân chủ, Nam Phi và Việt Nam tiếp tục là đối tác trong công cuộc gìn giữ hoà bình và ổn định trên trường quốc tế. Nam Phi và Việt Nam cùng nhau chia sẻ quan điểm quốc phòng trong việc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền. Nam Phi và Việt Nam cùng hợp tác trên cương vị là Ủy viên Không thường trực của Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc trong những vấn đề hoà bình và an ninh thế giới.
Trong thời gian thăm Việt Nam, các sỹ quan và thủy thủ đoàn sẽ đến chào xã giao Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Hải quân khu vực phía nam và lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thi đấu giao hữu bóng chuyền với học viên Trường Kỹ thuật Hải quân, tham gia các hoạt động từ thiện và giao hữu bóng đá với sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học. Đây cũng là cơ hội để các sỹ quan và thủy thủ được đến thăm các di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam như địa đạo Củ Chi, Dinh Độc lập, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh…/.
Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  (24/10/2008)
Hai năm, một chủ đề phát triển kinh tế - xã hội  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp lãnh đạo các nước Phần Lan, Man-ta, Xin-ga-po và Ba Lan  (24/10/2008)
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam  (24/10/2008)
Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ủy viên trưởng Ngô Bang Quốc  (24/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên