Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và dự Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 7 (ASEM 7), ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao chính phủ nước ta đã đến dự và phát biểu với các doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Á – Âu và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á –Âu lần thứ 11 do Ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế của Trung Quốc tổ chức với sự có mặt của hơn 400 doanh nghiệp đến từ châu Á và châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của các doanh nghiệp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai châu lục cũng như của từng quốc gia riêng lẻ. Thủ tướng giới thiệu khái quát với các doanh nghiệp thành tựu kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới, nhấn mạnh sự đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ, trong lịch sử, sự hợp tác giữa nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, kinh tế thế giới đang gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thì sự hợp tác giữa nhà nước với các doanh nghiệp càng cần thiết hơn bao giờ hết. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư từ các nước và khu vực trên thế giới đến hợp tác, đầu tư với Việt Nam trên cơ sở các bên đều có lợi. Thủ tướng cũng thông báo với các nhà dầu tư và doanh nghiệp chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính của Nhà nước Việt Nam nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, an toàn cho các nhà đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Người dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn hữu nghị, thân thiện, chân thành với bạn bè, với đối tác, với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc và sẵn sàng hợp tác để cùng có lợi, cùng phát triển. Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Sự thành công của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chính là thành công của mình.”.
Thủ tướng đã dành thời gian trả lời câu hỏi của các doanh nghiệp về chính sách ưu đãi đầu tư; về các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, chính sách an sinh xã hội… và các vấn đề khác liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngay tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Trung Quốc./.
Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ủy viên trưởng Ngô Bang Quốc  (24/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
Thông cáo số 6 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (23/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên