Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp lãnh đạo các nước Phần Lan, Man-ta, Xin-ga-po và Ba Lan
Chiều 23-10-2008, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Tổng thống Phần Lan Tarja Halonen, Thủ tướng Man-ta, ông Lô-răng Gôn-xi; Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long, Thủ tướng Ba Lan Đo-nan Tuc-scơ. Các thành viên trong Đoàn đại biểu Chính phủ nước ta đang ở thăm Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 7 (ASEM 7) đã có mặt trong các buổi tiếp.
Tại các cuộc gặp, các vị lãnh đạo cấp cao các nước đều bày tỏ niềm vui mừng được gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Bắc Kinh – nơi sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 7; ôn lại những kỷ niệm với những người bạn Việt Nam, bày tỏ ấn tượng tốt đẹp và lòng khâm phục đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo chúc mừng những thành tựu của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ghi nhận sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam với Phần Lan, Man-ta, Xin-ga-po và Ba Lan; bày tỏ mong muốn mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia ngày càng tốt đẹp vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn những tình cảm quý báu mà nhân dân, Chính phủ các nước nói trên và cá nhân các nhà lãnh đạo đã giành cho Việt Nam. Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Việt Nam và các nước nêu trên đều có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tuy nhiên, quan hệ kinh tế, thương mại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Thủ tướng mong muốn, cần tăng cường hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi vì mục tiêu phát triển của mỗi nước
Tổng thống Phần Lan bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm mới đây của bà đến Việt Nam. Bà rất vui mừng trước những thành tựu nhân dân Việt Nam đã đạt được. Bà Tổng thống khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam; tiếp tục dành viện trợ phát triển cho Việt Nam. Nhân dịp này, bà Tổng thống Phần Lan nhắc lại và nhờ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển lời mời thăm Phần Lan đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Bà cho rằng, cả hai nước cần duy trì đều đặn các cuộc gặp gỡ cấp cao, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng nước ta và Tổng thống Phần Lan nhất trí tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, tăng cường các cuộc trao đổi cấp cao. Hai bên nhất trí cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trêng các diễn đàn quốc tế và tại Liên hợp quốc vì mục tiêu hòa bình và phát triển. Hai bên nhận thấy, tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất dồi dào, nhất là trong những lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, chống bạo hành phụ nữ, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Cả Việt Nam và Phần Lân đều có thể hợp tác với nhau để thực hiện những dự án liên quan đến những vấn đề vừa nêu.
Đề cập đến những vấn đề sẽ được bàn thảo tại Hội nghị cấp cao Á –Âu lần thứ 7, hai bên cho rằng những chủ đề đưa ra trong Hội nghị là thiết thực và bổ ích. Một trong những vấn đề mà các bên tham gia quan tâm và sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao lần này là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Hai bên nhất trí quan điểm, song hành với việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, các bên tham gia vẫn tiếp tục thực hiện cam kết chống nghèo đói và bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhờ bà Tổng thống chuyển lời mời Thủ tướng Phần Lan sang thăm Việt Nam.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Man-ta, Lô -răng Gôn-xi, hai Thủ tướng đã nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại...và thống nhất: Hai bên sẽ sớm xúc tiến ký kết một số hiệp định khung hợp về tác kinh tế như Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cho hàng hóa xuất khẩu… Thủ tướng Man-ta khẳng định, với tư cách là thành viên Liên minh châu Âu, Man-ta sẽ ủng hộ đề nghị EC sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long, hai nhà lãnh đạo của hai nước đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đặc biệt là những biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay. Hai Thủ tướng nhất trí nhấn mạnh, việc củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng của mỗi mước; tăng cường phối hợp chính sách; tăng cường phối hợp với các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Hai bên cũng cam kết tăng cường theo dõi các diễn biến phức tạp, hoạt động của thị trường chứng khóan, hết sức coi trọng yếu tố tâm lý, củng cố lòng tin của nhà đầu tư và nhân dân; tập trung thực hiện Tuyên bố Chiềng Mai.
Hai bên nhất trí đánh giá Hiệp định kết nối kinh tế đã được thực hiện và đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Thủ tướng Ba Lan Đô-nan Tuc-scơ bày tỏ sự hài lòng về sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt mục tiêu 500 triệu USD, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch. Thủ tướng Ba Lan cho rằng, cả hai nước còn nhiều tiềm năng, thế mạnh có thể hợp tác để cùng phát triển. Đóng tàu, khai khoáng, công nghệ thông tin, công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến nông sản thực phẩm…là những lĩnh vực mà hai bên đang có nhiều lợi thế để hợp tác khai thác vì mục tiêu phát triển.
Ngài Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò năng động của cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan. Ông coi cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan chính là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Đề cập đến quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu, Ngài Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với Liên minh châu Âu và sử dụng vị thế của Ba Lan trong Liên minh để ủng hộ việc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định hợp tác đối tác (PCA) ./.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam  (24/10/2008)
Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ủy viên trưởng Ngô Bang Quốc  (24/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
Thông cáo số 6 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (23/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển