Văn học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến dự và chỉ đạo Hội thảo. Cùng dự Hội thảo có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo và thành viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; gần 300 nhà quản lý văn hóa và nghệ sĩ có tiếng trong cả nước, những người đã và đang gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trương Tấn Sang nêu rõ: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trướng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là kết quả đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực kinh tế, là sự thể hiện quyết tâm xây dựng và phát triển nền kinh tế vận hành theo quy luật của chính nó - quy luật của cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện và phức tạp đến toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, trong đó trực tiếp là đời sống văn hóa, văn học, nghệ thuật; vừa có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, vừa tạo ra cơ hội lớn và những thách thức gay gắt. Cùng với sự xuất hiện các loại thị trường khác, đã hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật. Đó là một đặc điểm rất mới trong đời sống tinh thần - văn hóa ở nước ta những năm gần đây. Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa có khả năng tạo ra những biến đổi về diện mạo, đặc điểm, lọai hình văn nghệ nước nhà; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn nghệ, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng văn nghệ. Trong khi đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm tạo ra sự “tự diễn biến” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong xã hội ta.
Hơn 40 bản tham luận gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo tập trung vào 4 vấn đề lớn như sau:
- Nhận diện quá trình hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời gian qua.
- Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của thị trường và của quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế đối với đời sống văn học, nghệ thuật Việt Nam; đánh giá mặt được, cần phát huy và mặt chưa được, cần khắc phục trong hoạt động của các doanh nghiệp văn hóa, văn học, nghệ thuật.
- Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật đang phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong quá trình hội nhập.
- Đề xuất, kiến nghị phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp (cơ chế, chính sách…) nhằm tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật trước tác động của cơ chế thị trường và hội nhập.
Hội thảo lần này cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật hiện nay; là diễn đàn trao đổi dân chủ, đầy trách nhiệm về những vấn đề cơ bản và bức xúc trong đời sống văn học, nghệ thuật, qua đó, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao, quyết tâm cao trong sự nghiệp phấn đấu xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chiều nay, các đại biểu dự Hội thảo chia thành 3 tiểu ban thảo luận, gồm: Tiểu ban Lý luận chung; Tiểu ban Quản lý nhà nước về lĩnh vực văn học, nghệ thuật; Tiểu ban Thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật.
Hội thảo sẽ kết thúc vào chiều ngày 18 -11./.
Kỷ niệm 78 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam  (17/11/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 10-11 đến 16-11-2008)  (17/11/2008)
Một số kiến nghị để công tác thu hồi đất, giải tỏa, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả  (17/11/2008)
Các nhà lãnh đạo G-20 bàn khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính  (17/11/2008)
Đắc Nông giảm nghèo bền vững  (17/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên