Con đường đến với nguồn máu an toàn
22:17, ngày 08-11-2018
TCCSĐT - Theo thống kê của Ngân hàng máu Việt Nam, mỗi năm, các bệnh viện trong nước cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu, nhưng thực tế lượng máu nhận được chỉ xấp xỉ 1 triệu đơn vị, mới đáp ứng được khoảng 53% nhu cầu sử dụng. Việc thiếu nguồn máu an toàn ảnh hưởng rất lớn đến cứu, chữa bệnh nhân cũng như trong công tác phòng, chống một số bệnh lý huyết học.
Thiếu máu an toàn - chuyện không của riêng ai
Việc thiếu máu an toàn trong ngân hàng máu không chỉ là chuyện riêng ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về an toàn truyền máu, hiện trên thế giới có khoảng 112,5 triệu người hiến máu. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện này tăng ổn định theo thời gian. Hằng năm có hàng triệu người được cứu sống nhờ truyền máu và các chế phẩm máu. Tuy nhiên, tình trạng cung thấp hơn cầu vẫn xảy ra ở nhiều quốc gia và ngành truyền máu phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp đủ máu an toàn và chất lượng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 71 nước vẫn thu gom trên 50% nguồn máu từ người hiến máu thay thế và người bán máu. 67 nước ghi nhận chỉ có 10 người hiến máu trên 1.000 dân, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Cũng theo WHO, có nhiều thách thức với cả thế giới trong việc bảo đảm nguồn máu ổn định và an toàn. Trong đó, có sự thiếu hụt các đơn vị máu an toàn và tỷ lệ hiến máu thấp đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp. Do các chiến dịch vận động và cơ chế khuyến khích người hiến máu tình nguyện còn yếu kém, lượng máu có được tại các quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn máu từ người nhà bệnh nhân hoặc từ người bán máu.
Việc thiếu máu an toàn trong ngân hàng máu không chỉ là chuyện riêng ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về an toàn truyền máu, hiện trên thế giới có khoảng 112,5 triệu người hiến máu. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện này tăng ổn định theo thời gian. Hằng năm có hàng triệu người được cứu sống nhờ truyền máu và các chế phẩm máu. Tuy nhiên, tình trạng cung thấp hơn cầu vẫn xảy ra ở nhiều quốc gia và ngành truyền máu phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp đủ máu an toàn và chất lượng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 71 nước vẫn thu gom trên 50% nguồn máu từ người hiến máu thay thế và người bán máu. 67 nước ghi nhận chỉ có 10 người hiến máu trên 1.000 dân, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Cũng theo WHO, có nhiều thách thức với cả thế giới trong việc bảo đảm nguồn máu ổn định và an toàn. Trong đó, có sự thiếu hụt các đơn vị máu an toàn và tỷ lệ hiến máu thấp đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp. Do các chiến dịch vận động và cơ chế khuyến khích người hiến máu tình nguyện còn yếu kém, lượng máu có được tại các quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn máu từ người nhà bệnh nhân hoặc từ người bán máu.
Tình trạng cung thấp hơn cầu khiến ngành truyền máu phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp đủ máu an toàn và chất lượng. Ảnh: Trần Hiếu |
Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đối mặt với mối lo dân số già đi khiến số lượng người hiến máu giảm. Hiện nay, hệ thống tài liệu, tiêu chuẩn tuyển chọn người phù hợp hiến máu và huyết tương vẫn còn thiếu. Các dịch vụ chăm sóc và tư vấn người hiến máu nghèo nàn, thiếu thốn. Các nước đang phát triển và phát triển đang cùng trải qua sự suy giảm số người hiến máu trẻ tuổi, do sự thờ ơ ngày càng gia tăng đối với việc hiến máu trong thế hệ trẻ, đặc biệt là những người trẻ có đủ điều kiện (độ tuổi từ 17 đến 25).
Năm 2016, một chiến dịch kêu gọi hiến máu toàn cầu có tên là “Be the 1” được bắt đầu với hơn 80 Trung tâm truyền máu tham gia đã tăng cường nhận thức của người dân trên khắp thế giới về vấn đề hiến máu nhân đạo. Với nỗ lực làm gia tăng việc sử dụng các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới, đến nay số lượng người hiến máu và người trẻ tuổi hiến máu lần đầu (ở độ tuổi từ 18 đến 25) đã gia tăng đáng kể ở khắp các châu lục và vùng lãnh thổ.
Nguồn máu ổn định và an toàn chỉ được bảo đảm nhờ nguồn người hiến máu tình nguyện thường xuyên ổn định. Vì vậy không chỉ ở Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần nhiều hơn nữa những người hiến máu tình nguyện để có thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng trong điều trị. Đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp, ngoài việc thiếu máu dự trữ, khó khăn lớn nhất đó là thiếu sự phối hợp của hệ thống cung cấp máu. Nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe không được thiết lập và hệ thống truyền máu bị phân tán, có thể ảnh hưởng việc đáp ứng nhu cầu truyền máu.
Theo Phó Chủ tịch Hội truyền máu quốc tế, bà So-Yong Kwon, dịch vụ máu được tổ chức tốt sẽ rất quan trọng trong quản lý thiên tai và an toàn truyền máu. Vì thế, dịch vụ này cần là một bộ phận của công tác chăm sóc sức khỏe nói chung dưới sự điều hành của Bộ Y tế. Kinh nghiệm cho thấy, nếu quốc gia nào, khu vực nào bảo đảm được nguồn máu dự trữ ổn định thường xuyên thì quốc gia đó, khu vực đó có thể đáp ứng được nhu cầu máu khi thảm họa lớn xảy ra. Do đó, hiến máu thường xuyên để bảo đảm luôn đủ máu quan trọng hơn là huy động và tham gia hiến máu trong trường hợp khẩn cấp khi thảm họa xảy ra. Đừng chờ đến khi thảm họa xảy ra mà hãy tham gia hiến máu cứu người ngay hôm nay.
Hiến máu là cứu người
Theo TS. Ngô Mạnh Quân, Trưởng Khoa Vận động hiến máu (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cho biết, Việt Nam hiện nay có một Trung tâm truyền máu quốc gia, 04 Trung tâm truyền máu khu vực, 10 Trung tâm truyền máu vùng, 60 ngân hàng máu (Khoa Huyết học truyền máu các bệnh viện) và một Trung tâm Hiến máu - Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có 287 huyện thuộc 45 tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Do đó, việc xây dựng lực lượng hiến máu dự bị an toàn và bền vững là hết sức cần thiết trong việc bảo đảm máu cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo dựa trên lực lượng hiến máu dự bị thực chất, hiệu quả.
Thực tế những năm qua, nhờ triển khai tốt công tác vận động hiến máu tình nguyện, nhất là lực lượng hiến máu dự bị, đến nay đã có 1.606 người đăng ký tham gia lực lượng hiến máu dự bị và có 1.174 thành viên ngân hàng máu sống các địa phương, bảo đảm cung cấp được những đơn vị máu an toàn, chất lượng và nhanh nhất đến người bệnh ở những vùng này.
Bảo đảm được nguồn máu dự trữ ổn định thường xuyên sẽ đáp ứng được nhu cầu máu khi cần thiết. Ảnh: Trần Hiếu |
Hiện nay, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thực hiện Dự án Trung tâm Truyền máu khu vực vay vốn từ Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng một Trung tâm Truyền máu hiện đại với công suất 90.000 đơn vị máu mỗi năm. Sau gần 10 năm tiếp nhận cơ sở mới, chỉ tính riêng năm 2017, Viện đã tổ chức tiếp nhận được 303.462 đơn vị máu. Trong đó, lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện là 297.566 đơn vị, đạt trên 98%. Đến nay, hoạt động của Trung tâm Truyền máu đã tăng gấp trên 3 lần công suất thiết kế.
Tháng 4-2018, Viện đã tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm Máu quốc gia trực thuộc Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Nếu Trung tâm Máu quốc gia chính thức đi vào hoạt động sẽ đảm bảo được chức năng của một trung tâm máu hoàn chỉnh; có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; có hoạt động chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực vận động, tiếp nhận, điều chế, cung cấp máu làm tiền đề phát triển Trung tâm Máu quốc gia độc lập trực thuộc Bộ Y tế.
Hiến máu cũng là tự cứu mình
Tại Việt Nam, số người bị nhiễm vi rút viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), HIV không ít, đặc biệt là viêm gan B. Và trên thực tế, theo số liệu thống kê toàn quốc, tỉ lệ huyết thanh dương tính với HIV, HCV không hề thấp, khi tỉ lệ huyết thanh dương tính với HIV là 0,28%, HCV là 0,4% và HBV là 8-25% tính trên 89 triệu dân; còn tỉ lệ này ở người hiến máu lần lượt là 0,04% - 0,17% và 11,4%. Trong khi đó, cứ một người hiến máu sẽ có từ 1-4 người nhận máu. Như vậy nguy cơ lây truyền HIV, HCV và HBV là rất cao. Việc kiểm tra chất lượng máu thường xuyên khi tham gia hiến máu cũng là một cách để bản thân mình tự kiểm tra sức khỏe của chính mình.
Theo WHO, có đến 40% lượng máu hiến trên toàn cầu (ước tính thế giới thu nhận 108 triệu đơn vị máu hiến mỗi năm) không được kiểm nghiệm triệt để, khiến cho người nhận máu có khả năng bị nhiễm bệnh. Còn theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, mặc dù người cho máu đều có xét nghiệm HBsAg (-) nhưng viêm gan vi rút B sau truyền máu vẫn có thể xảy ra khoảng 1-4 %, (không kể trường hợp xét nghiệm sai) bởi người cho máu đang ở giai đoạn “cửa sổ” (chiếm khoảng 10%); người nhiễm vi rút viêm gan B kéo dài với HbsAg.
Trước bối cảnh truyền máu vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm đã khiến các ngân hàng máu phải dành nhiều thời gian và đầu tư, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến khác để đảm bảo nguồn máu an toàn.
Cụ thể, trước đây 10 năm, người hiến máu sẽ được khám sức khoẻ, thử máu. Sau khi có kết quả tốt mới đến hiến máu. Ngoài ra, việc khám sàng lọc ban đầu, các xét nghiệm kết hợp xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuyếch đại axit nucleic (nhằm phát hiện các kháng thể và kháng nguyên để đảm bảo máu và các chế phẩm từ máu không mang mầm bệnh) cũng được thực hiện trực tiếp ngay trên túi máu thu được. Tuy nhiên, cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro như lẫn giữa máu lấy xét nghiệm và máu hiến.
Vì vậy từ tháng 01-2015, kỹ thuật sàng lọc NAT, một kỹ thuật được FDA Hoa Kỳ công nhận năm 2002 đã được đưa vào chương trình sàng lọc máu tại Việt Nam nhằm phát hiện sớm hơn các vi rút lây nhiễm qua đường máu, cụ thể rút ngắn giai đoạn cửa sổ một cách đáng kể như từ 82 ngày xuống còn 59 ngày cho HCV (vi rút viêm gan C); từ 59 ngày xuống 25 ngày cho HBV (vi rút viêm gan B) và và từ 21 ngày xuống 11 ngày đối với HIV.
Theo bác sỹ chuyên khoa II, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh Phù Chí Dũng, kỹ thuật NAT sử dụng phản ứng chuỗi polyme giúp phát hiện trực tiếp các RNA và DNA của vi rút, từ đó phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm ngay từ giai đoạn. Nhờ triển khai thành công kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu Bệnh viện viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ngân hàng máu đầu tiên của khu vực miền Nam. Và với việc chính thức được chấp thuận của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ thuật NAT đã trở thành kỹ thuật thường quy trong sàng lọc tại bệnh viện. Phương pháp sàng lọc này đến năm 2018 đã được áp dụng trên toàn quốc. Như vậy, để đảm báo an toàn truyền máu, máu cần được sàng lọc qua 4 công đoạn khác nhau: sàng lọc bằng bảng câu hỏi, sàng lọc qua thăm khám bác sĩ, xét nghiệm huyết thanh học và đặc biệt là xét nghiệm NAT dành cho các mẫu máu nghi ngờ.
An toàn truyền máu, bảo đảm nguồn máu cung cấp an toàn, kịp thời cho người dân luôn là quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Việc xét nghiệm sàng lọc máu và bảo đảm an toàn truyền máu là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp quản lý vấn đề an toàn truyền máu, giảm thiểu nguy cơ lây truyền những bệnh truyền nhiễm thông qua đường máu.
Tháng 4-2018, Viện đã tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm Máu quốc gia trực thuộc Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Nếu Trung tâm Máu quốc gia chính thức đi vào hoạt động sẽ đảm bảo được chức năng của một trung tâm máu hoàn chỉnh; có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; có hoạt động chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực vận động, tiếp nhận, điều chế, cung cấp máu làm tiền đề phát triển Trung tâm Máu quốc gia độc lập trực thuộc Bộ Y tế.
Hiến máu cũng là tự cứu mình
Tại Việt Nam, số người bị nhiễm vi rút viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), HIV không ít, đặc biệt là viêm gan B. Và trên thực tế, theo số liệu thống kê toàn quốc, tỉ lệ huyết thanh dương tính với HIV, HCV không hề thấp, khi tỉ lệ huyết thanh dương tính với HIV là 0,28%, HCV là 0,4% và HBV là 8-25% tính trên 89 triệu dân; còn tỉ lệ này ở người hiến máu lần lượt là 0,04% - 0,17% và 11,4%. Trong khi đó, cứ một người hiến máu sẽ có từ 1-4 người nhận máu. Như vậy nguy cơ lây truyền HIV, HCV và HBV là rất cao. Việc kiểm tra chất lượng máu thường xuyên khi tham gia hiến máu cũng là một cách để bản thân mình tự kiểm tra sức khỏe của chính mình.
Theo WHO, có đến 40% lượng máu hiến trên toàn cầu (ước tính thế giới thu nhận 108 triệu đơn vị máu hiến mỗi năm) không được kiểm nghiệm triệt để, khiến cho người nhận máu có khả năng bị nhiễm bệnh. Còn theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, mặc dù người cho máu đều có xét nghiệm HBsAg (-) nhưng viêm gan vi rút B sau truyền máu vẫn có thể xảy ra khoảng 1-4 %, (không kể trường hợp xét nghiệm sai) bởi người cho máu đang ở giai đoạn “cửa sổ” (chiếm khoảng 10%); người nhiễm vi rút viêm gan B kéo dài với HbsAg.
Trước bối cảnh truyền máu vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm đã khiến các ngân hàng máu phải dành nhiều thời gian và đầu tư, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến khác để đảm bảo nguồn máu an toàn.
Cụ thể, trước đây 10 năm, người hiến máu sẽ được khám sức khoẻ, thử máu. Sau khi có kết quả tốt mới đến hiến máu. Ngoài ra, việc khám sàng lọc ban đầu, các xét nghiệm kết hợp xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuyếch đại axit nucleic (nhằm phát hiện các kháng thể và kháng nguyên để đảm bảo máu và các chế phẩm từ máu không mang mầm bệnh) cũng được thực hiện trực tiếp ngay trên túi máu thu được. Tuy nhiên, cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro như lẫn giữa máu lấy xét nghiệm và máu hiến.
Vì vậy từ tháng 01-2015, kỹ thuật sàng lọc NAT, một kỹ thuật được FDA Hoa Kỳ công nhận năm 2002 đã được đưa vào chương trình sàng lọc máu tại Việt Nam nhằm phát hiện sớm hơn các vi rút lây nhiễm qua đường máu, cụ thể rút ngắn giai đoạn cửa sổ một cách đáng kể như từ 82 ngày xuống còn 59 ngày cho HCV (vi rút viêm gan C); từ 59 ngày xuống 25 ngày cho HBV (vi rút viêm gan B) và và từ 21 ngày xuống 11 ngày đối với HIV.
Theo bác sỹ chuyên khoa II, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh Phù Chí Dũng, kỹ thuật NAT sử dụng phản ứng chuỗi polyme giúp phát hiện trực tiếp các RNA và DNA của vi rút, từ đó phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm ngay từ giai đoạn. Nhờ triển khai thành công kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu Bệnh viện viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ngân hàng máu đầu tiên của khu vực miền Nam. Và với việc chính thức được chấp thuận của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ thuật NAT đã trở thành kỹ thuật thường quy trong sàng lọc tại bệnh viện. Phương pháp sàng lọc này đến năm 2018 đã được áp dụng trên toàn quốc. Như vậy, để đảm báo an toàn truyền máu, máu cần được sàng lọc qua 4 công đoạn khác nhau: sàng lọc bằng bảng câu hỏi, sàng lọc qua thăm khám bác sĩ, xét nghiệm huyết thanh học và đặc biệt là xét nghiệm NAT dành cho các mẫu máu nghi ngờ.
An toàn truyền máu, bảo đảm nguồn máu cung cấp an toàn, kịp thời cho người dân luôn là quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Việc xét nghiệm sàng lọc máu và bảo đảm an toàn truyền máu là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp quản lý vấn đề an toàn truyền máu, giảm thiểu nguy cơ lây truyền những bệnh truyền nhiễm thông qua đường máu.
Nội dung dự án “Bảo đảm máu an
toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học” trong Chương trình mục
tiêu Y tế - Dân số 2016-2020 được quy định tại Điểm e Khoản 6 Điều 1 của
Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế -
Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó bào
gồm: + Triển khai tổ chức vận động hiến máu tình nguyện. Tổ chức các hoạt động vận động hiến máu tình nguyện bằng các hoạt động truyền thông đặc thù; Tổ chức các sự kiện hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu quả, thiết thực cho các tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm tuyển chọn nguồn người hiến máu an toàn; Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện trong cả nước; Tổ chức các hoạt động tôn vinh người hiến máu, các hội nghị, hội thảo nhằm phối hợp tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện; duy trì nguồn người hiến máu an toàn trên toàn quốc; Xây dựng ngân hàng máu sống dựa trên lực lượng hiến máu dự bị và bảo đảm an toàn truyền máu cho vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. + Đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn truyền máu và phòng, chống một số bệnh lý huyết học; + Nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kiểm các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn; + Triển khai các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học; + Giám sát dịch tễ; thực hiện phác đồ điều trị một số bệnh lý huyết học./. |
Nga và Trung Quốc nhất quán trong quan điểm về thương mại quốc tế  (07/11/2018)
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình sạt lở đất 13 tỉnh miền Trung  (07/11/2018)
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm quản lý đất nông nghiệp ở Phú Quốc  (07/11/2018)
Vùng Lãnh thổ Bắc Australia hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam  (07/11/2018)
Thủ tướng: Giải đua F1 sẽ đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam  (07/11/2018)
Quốc hội thảo luận dự án Luật Đặc xá và Luật Chăn nuôi  (07/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên