Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm quản lý đất nông nghiệp ở Phú Quốc
23:33, ngày 07-11-2018
TCCSĐT - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về kết quả xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục kiểm tra các công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm, có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công chuyển nhượng trái phép (vi phạm pháp luật đất đai) theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo trên trước ngày 01-3-2019.
Bố trí 3.600 tỷ đồng cho tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về phương án sử dụng nguồn vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng 3.600 tỷ đồng vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của EVN để hỗ trợ:
- Tỉnh Sơn La 1.100 tỷ đồng thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối Quốc lộ 37 (huyện Bắc Yên) với Quốc lộ 279D (huyện Mường La) tỉnh Sơn La.
- Tỉnh Hòa Bình 1.136 tỷ đồng thực hiện các dự án: di dân tái định cư (316 tỷ đồng), hỗ trợ phát triển sản xuất (160 tỷ đồng) và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (660 tỷ đồng) thuộc Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình.
- Tỉnh Điện Biên 426 tỷ đồng thực hiện các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Tỉnh Tuyên Quang 938 tỷ đồng thực hiện dự án đầu tư ổn định đời sống và phát triển sản xuất, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang.
Phó Thủ tướng lưu ý, số vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang còn lại, EVN quản lý, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của EVN.
Về phương án bố trí nguồn vốn, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn EVN nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu của EVN với mức vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28-02-2018 của Chính phủ tương ứng với số kinh phí nêu trên để hỗ trợ các địa phương.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên rà soát, xác định cụ thể mức vốn đầu tư của từng dự án và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành; rà soát, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối, bố trí số vốn còn thiếu của các dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang khác theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật ngân sách nhà nước.
Lập quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp theo ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,6 km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành).
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là các loại hình chất thải rắn cần nghiên cứu trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm chất thải rắn thông thường và nguy hại phát sinh từ các nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của dân cư và các khu vực công cộng); chất thải rắn công nghiệp (nguy hại và thông thường); chất thải rắn y tế (nguy hại và thông thường); chất thải rắn xây dựng; bùn thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm rác thải, bùn trên các kênh mương), bùn thải từ nhà máy nước và phân bùn bể phốt (bùn cặn).
Mục tiêu của lập quy hoạch là đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; đề xuất mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành phố theo từng giai đoạn; đề xuất các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn Thành phố; giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn Thành phố hiện nay; nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính, nguồn lực cho quản lý nhà nước về chất thải rắn; nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn của người dân.
Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan, ban hành, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải và người dân trong dây chuyền khép kín của công tác quản lý chất thải rắn, tránh để lợi ích riêng ảnh hưởng đến công tác xử lý chất thải rắn toàn đô thị; làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Theo đó, nội dung quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố và liên vùng (nếu có); xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chân lấp chất thải rắn; xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch...
Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư Dự án. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của Dự án nhằm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng "sạch" giao chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đúng tiến độ.
Nhiệm vụ của Dự án thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân; điều chỉnh địa giới hành chính các xã trong vùng Dự án; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện Dự án.
Thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: 5000 ha đất xây Cảng hàng không; 364,21 ha đất xây dựng 2 khu tái định cư gồm: Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn 282,35 ha; một phần Phân khu III Khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 81,86 ha.
Tổng mức đầu tư Dự án là 22.856 tỷ đồng, trong đó, 4.189 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư; 479 tỷ đồng tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không; 17.855 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 306 tỷ đồng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án 27 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thời gian chuẩn bị và thực hiện Dự án từ năm 2017 đến năm 2021.
Các dự án thành phần có cấu phần xây dựng, gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn; các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư xã Bình Sơn; tái lập Hạ tầng kỹ thuật - Hạ tầng xã hội ngoài ranh giới Cảng hàng không quốc tế Long Thành./.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm, có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công chuyển nhượng trái phép (vi phạm pháp luật đất đai) theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo trên trước ngày 01-3-2019.
Bố trí 3.600 tỷ đồng cho tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về phương án sử dụng nguồn vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng 3.600 tỷ đồng vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang của EVN để hỗ trợ:
- Tỉnh Sơn La 1.100 tỷ đồng thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối Quốc lộ 37 (huyện Bắc Yên) với Quốc lộ 279D (huyện Mường La) tỉnh Sơn La.
- Tỉnh Hòa Bình 1.136 tỷ đồng thực hiện các dự án: di dân tái định cư (316 tỷ đồng), hỗ trợ phát triển sản xuất (160 tỷ đồng) và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (660 tỷ đồng) thuộc Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình.
- Tỉnh Điện Biên 426 tỷ đồng thực hiện các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Tỉnh Tuyên Quang 938 tỷ đồng thực hiện dự án đầu tư ổn định đời sống và phát triển sản xuất, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang.
Phó Thủ tướng lưu ý, số vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang còn lại, EVN quản lý, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của EVN.
Về phương án bố trí nguồn vốn, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn EVN nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu của EVN với mức vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28-02-2018 của Chính phủ tương ứng với số kinh phí nêu trên để hỗ trợ các địa phương.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên rà soát, xác định cụ thể mức vốn đầu tư của từng dự án và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành; rà soát, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối, bố trí số vốn còn thiếu của các dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang khác theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật ngân sách nhà nước.
Lập quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp theo ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,6 km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành).
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là các loại hình chất thải rắn cần nghiên cứu trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm chất thải rắn thông thường và nguy hại phát sinh từ các nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của dân cư và các khu vực công cộng); chất thải rắn công nghiệp (nguy hại và thông thường); chất thải rắn y tế (nguy hại và thông thường); chất thải rắn xây dựng; bùn thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm rác thải, bùn trên các kênh mương), bùn thải từ nhà máy nước và phân bùn bể phốt (bùn cặn).
Mục tiêu của lập quy hoạch là đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; đề xuất mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành phố theo từng giai đoạn; đề xuất các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn Thành phố; giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn Thành phố hiện nay; nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính, nguồn lực cho quản lý nhà nước về chất thải rắn; nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn của người dân.
Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan, ban hành, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải và người dân trong dây chuyền khép kín của công tác quản lý chất thải rắn, tránh để lợi ích riêng ảnh hưởng đến công tác xử lý chất thải rắn toàn đô thị; làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Theo đó, nội dung quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố và liên vùng (nếu có); xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chân lấp chất thải rắn; xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch...
Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư Dự án. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của Dự án nhằm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng "sạch" giao chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đúng tiến độ.
Nhiệm vụ của Dự án thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân; điều chỉnh địa giới hành chính các xã trong vùng Dự án; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện Dự án.
Thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: 5000 ha đất xây Cảng hàng không; 364,21 ha đất xây dựng 2 khu tái định cư gồm: Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn 282,35 ha; một phần Phân khu III Khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 81,86 ha.
Tổng mức đầu tư Dự án là 22.856 tỷ đồng, trong đó, 4.189 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư; 479 tỷ đồng tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không; 17.855 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 306 tỷ đồng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án 27 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thời gian chuẩn bị và thực hiện Dự án từ năm 2017 đến năm 2021.
Các dự án thành phần có cấu phần xây dựng, gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn; các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư xã Bình Sơn; tái lập Hạ tầng kỹ thuật - Hạ tầng xã hội ngoài ranh giới Cảng hàng không quốc tế Long Thành./.
Vùng Lãnh thổ Bắc Australia hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam  (07/11/2018)
Thủ tướng: Giải đua F1 sẽ đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam  (07/11/2018)
Quốc hội thảo luận dự án Luật Đặc xá và Luật Chăn nuôi  (07/11/2018)
Sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học: Những vấn đề bất cập cần sửa đổi liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực y tế  (07/11/2018)
Y tế học đường: Khoảng trống cần được lấp đầy  (07/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên