Y tế học đường: Khoảng trống cần được lấp đầy
23:14, ngày 07-11-2018
TCCSĐT - Sự có mặt của nhân viên y tế sẽ giúp cho nhà trường vững tâm hơn trong việc bảo đảm an toàn cho học sinh. Với các em, ngoài việc được khám, theo dõi sức khỏe định kỳ còn dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường học đường, từ bạn bè và xã hội.
Khoảng trống cần được lấp đầy
Thực hiện Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc củng cố nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất cho công tác y tế học đường được coi là trọng tâm. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều nhận định, hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác y tế học đường chưa chuyển biến. Tỷ lệ trường có phòng y tế mới đạt hơn 50%, tỷ lệ trường có cán bộ chuyên trách công tác y tế chỉ đạt khoảng 50%. Cả nước chỉ có khoảng 55% số trường thực hiện quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của học sinh. Nhiều bất cập đang tồn tại. Điển hình như quy định cán bộ y tế học đường có trình độ trung cấp y nên khi tuyển nhân viên y tế trường học, nhiều trường đã tuyển điều dưỡng, nữ hộ sinh nên hoạt động không theo “quy trình” nào, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn.
Thực hiện Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc củng cố nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất cho công tác y tế học đường được coi là trọng tâm. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều nhận định, hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác y tế học đường chưa chuyển biến. Tỷ lệ trường có phòng y tế mới đạt hơn 50%, tỷ lệ trường có cán bộ chuyên trách công tác y tế chỉ đạt khoảng 50%. Cả nước chỉ có khoảng 55% số trường thực hiện quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của học sinh. Nhiều bất cập đang tồn tại. Điển hình như quy định cán bộ y tế học đường có trình độ trung cấp y nên khi tuyển nhân viên y tế trường học, nhiều trường đã tuyển điều dưỡng, nữ hộ sinh nên hoạt động không theo “quy trình” nào, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn.
Ảnh minh họa |
Về nhân lực y tế, tỷ lệ trường học chưa có biên chế nhân viên y tế chiếm khoảng 25% và có sự chênh lệch giữa các địa phương. Quảng Ninh chỉ còn 15% số trường chưa có biên chế nhân viên y tế, trong khi tại Thanh Hóa, tỷ lệ này là gần 90%.
Không chỉ thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học cũng chưa thực sự được quan tâm. Dù nhiều trường học có phòng y tế song không phải phòng y tế nào cũng được bảo đảm điều kiện về cơ số thuốc, trang thiết bị. Trong bối cảnh áp lực về sĩ số học sinh, nhất là tại các khu vực đông dân cư, nhiều trường phải sử dụng thêm phòng chức năng để làm phòng học, tình trạng “một phòng, nhiều chức năng”, trong đó kiêm luôn cả phòng y tế đang trở nên phổ biến. Phần lớn phòng y tế học đường chưa đáp ứng yêu cầu so với quy định mà mới chủ yếu tập trung vào công tác vận động tham gia bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu các chấn thương thông thường. Với xu thế các trường học tiến tới học ngày 2 buổi hay bán trú thì vai trò nhân viên y tế nhà trường ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học cũng chưa thực sự được quan tâm.
Vai trò của y tế học đường
Cả nước hiện có gần 23 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên, chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 dân số. Đây là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, dần hình thành thói quen sinh hoạt cho cuộc sống sau này, vì vậy rất cần được chú ý trong giáo dục, rèn luyện, qua đó tạo thuận lợi, góp phần giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình đó, y tế học đường đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của các em. Lứa tuổi của học sinh, sinh viên là giai đoạn quan trọng phát triển, hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống và rất dễ mắc bệnh tật. Môi trường trường học có nhiều nguy cơ tiềm ẩn dễ phát sinh bệnh tật ở học sinh, sinh viên. Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, dần hình thành thói quen sinh hoạt cho cuộc sống sau này, vì vậy cần được chú ý trong giáo dục, rèn luyện, qua đó tạo thuận lợi, góp phần giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình đó, y tế học đường đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của các em. Phát triển y tế học đường còn được coi là biện pháp chủ yếu để tạo nền tảng sức khỏe, trí tuệ, tinh thần giúp các em học sinh, sinh viên vững bước phát triển trong tương lai.
Hoạt động y tế học đường tập trung vào công tác chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh học đường cho học sinh, phòng chống dịch bệnh có nguy cơ lây truyền trong trường học, đồng thời cũng là nơi đầu tiên sơ cấp cứu cho học sinh trong những trường hợp các em ốm hoặc tai nạn thương tích tại trường trước khi chuyển viện. Điều này rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên. Cán bộ y tế trường học cũng là người tham mưu cho Hiệu trưởng và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch, bệnh, tật cho học sinh trong trường. Ngoài ra, hoạt động y tế trường học không đơn giản chỉ là sơ cấp cứu mà còn tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng-y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh, sinh viên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển đất nước.
Từng bước đưa y tế học đường xứng đáng là “người gác cổng”
Công tác y tế học đường luôn được coi là một trọng tâm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học được ban hành ngày 12-05-2016 đã cụ thể hóa rõ tính chất trọng tâm của y tế học đường. Thông tư này là cơ sở pháp lý, đóng vai trò quan trọng để quá trình phối hợp triển khai công tác y tế trường học được bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Theo đó, Thông tư đã quy định cụ thể, chi tiết các nội dung của y tế trường học. Bao gồm việc bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học; điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học; hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu; hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.
Năm học 2017 - 2018, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được coi là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT về khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó xác định rõ vị trí việc làm của nhân viên y tế trường học là tín hiệu lạc quan cho lĩnh vực công tác vốn còn yếu từ nhiều năm nay.
Không chỉ thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học cũng chưa thực sự được quan tâm. Dù nhiều trường học có phòng y tế song không phải phòng y tế nào cũng được bảo đảm điều kiện về cơ số thuốc, trang thiết bị. Trong bối cảnh áp lực về sĩ số học sinh, nhất là tại các khu vực đông dân cư, nhiều trường phải sử dụng thêm phòng chức năng để làm phòng học, tình trạng “một phòng, nhiều chức năng”, trong đó kiêm luôn cả phòng y tế đang trở nên phổ biến. Phần lớn phòng y tế học đường chưa đáp ứng yêu cầu so với quy định mà mới chủ yếu tập trung vào công tác vận động tham gia bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu các chấn thương thông thường. Với xu thế các trường học tiến tới học ngày 2 buổi hay bán trú thì vai trò nhân viên y tế nhà trường ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học cũng chưa thực sự được quan tâm.
Vai trò của y tế học đường
Cả nước hiện có gần 23 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên, chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 dân số. Đây là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, dần hình thành thói quen sinh hoạt cho cuộc sống sau này, vì vậy rất cần được chú ý trong giáo dục, rèn luyện, qua đó tạo thuận lợi, góp phần giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình đó, y tế học đường đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của các em. Lứa tuổi của học sinh, sinh viên là giai đoạn quan trọng phát triển, hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống và rất dễ mắc bệnh tật. Môi trường trường học có nhiều nguy cơ tiềm ẩn dễ phát sinh bệnh tật ở học sinh, sinh viên. Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, dần hình thành thói quen sinh hoạt cho cuộc sống sau này, vì vậy cần được chú ý trong giáo dục, rèn luyện, qua đó tạo thuận lợi, góp phần giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình đó, y tế học đường đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của các em. Phát triển y tế học đường còn được coi là biện pháp chủ yếu để tạo nền tảng sức khỏe, trí tuệ, tinh thần giúp các em học sinh, sinh viên vững bước phát triển trong tương lai.
Hoạt động y tế học đường tập trung vào công tác chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh học đường cho học sinh, phòng chống dịch bệnh có nguy cơ lây truyền trong trường học, đồng thời cũng là nơi đầu tiên sơ cấp cứu cho học sinh trong những trường hợp các em ốm hoặc tai nạn thương tích tại trường trước khi chuyển viện. Điều này rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên. Cán bộ y tế trường học cũng là người tham mưu cho Hiệu trưởng và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch, bệnh, tật cho học sinh trong trường. Ngoài ra, hoạt động y tế trường học không đơn giản chỉ là sơ cấp cứu mà còn tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng-y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh, sinh viên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển đất nước.
Từng bước đưa y tế học đường xứng đáng là “người gác cổng”
Công tác y tế học đường luôn được coi là một trọng tâm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học được ban hành ngày 12-05-2016 đã cụ thể hóa rõ tính chất trọng tâm của y tế học đường. Thông tư này là cơ sở pháp lý, đóng vai trò quan trọng để quá trình phối hợp triển khai công tác y tế trường học được bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Theo đó, Thông tư đã quy định cụ thể, chi tiết các nội dung của y tế trường học. Bao gồm việc bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học; điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học; hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu; hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.
Năm học 2017 - 2018, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được coi là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT về khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó xác định rõ vị trí việc làm của nhân viên y tế trường học là tín hiệu lạc quan cho lĩnh vực công tác vốn còn yếu từ nhiều năm nay.
Ảnh minh họa |
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh không phải là nhiệm vụ duy nhất của cán bộ y tế trường học. Thực tế cuộc sống và nhiệm vụ giáo dục giai đoạn mới đặt ra yêu cầu đối với các nhà trường, cả mầm non và phổ thông, phải quan tâm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, giúp các em có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội. Vì vậy, ngoài sự vững vàng về năng lực thực hành, nhân viên y tế trường học còn phải có kiến thức, phương pháp truyền thông để truyền tải, giáo dục học sinh về những vấn đề khá phức tạp và không dễ đề cập như giới tính, bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân…
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng y tế học đường cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức về vai trò của y tế trường học trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên, cũng như xây dựng và nuôi dưỡng nhân cách con người từ giai đoạn còn trẻ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh, sinh viên cần phải nhận thức rõ điều này để phối hợp xây dựng các chiến lược, các giải pháp thực hiện hiệu quả nội dung của công tác y tế học đường ở mỗi địa phương, mỗi cấp học, mỗi ngành học.
Thứ hai, nhà trường là đơn vị tổ chức, đáp ứng trực tiếp việc bảo đảm, rèn luyện và nâng cao sức khỏe của học sinh, sinh viên bằng các việc làm cụ thể; từ bố trí sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí y tế học đường - trích từ Quỹ Bảo hiểm y tế, đầu tư trang thiết bị, nhân lực, các hoạt động triển khai thực hiện y tế học đường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trước tiên cần các định rõ vị trí, vai trò chức năng của từng bộ phận, cá nhân trong đơn vị và quán triệt thực hiện bài bản, nghiêm túc. Đội ngũ những người làm công tác y tế học đường, nhất là cán bộ y tế học đường và nhận thức, sự tham gia của đội ngũ cán bộ, giáo viên cần được thường xuyên nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Thứ ba, lãnh đạo các Nhà trường cần có kế hoạch tuyển chọn, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm chế độ lương cán bộ y tế. Song song với đó cần nhận thức rõ, cán bộ phụ trách y tế trong trường học có vai trò quan trọng, trực tiếp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thực hành một số kỹ thuật y khoa. Bên cạnh đó, đây còn là người đóng vai trò là đầu mối kết nối với các cơ sở y tế trên địa bàn để triển khai các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe học sinh trong các nhà trường.
Thứ tư, bổ sung trang thiết bị, sổ theo dõi sức khỏe, vật tư và thuốc thiết yếu tại phòng y tế nhà trường để đáp ứng điều kiện khám, chữa bệnh thông thường, xử lý chấn thương, tai nạn, tăng cường các hoạt động giáo dục nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh học đường, phòng bệnh không lây nhiễm, truyền nhiễm.
Thứ năm, trong tổ chức thực hiện, để nâng cao chất lượng công tác y tế học đường, đáp ứng với nhu cầu thực tế và phù hợp với điều kiện nhân lực hiện nay, trường học cần phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã hoặc trung tâm y tế huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế trích lại cho chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên, cũng như từ các nguồn kinh phí khác./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 29-10 đến 04-11-2018)  (07/11/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 29-10 đến ngày 04-11-2018)  (07/11/2018)
Cuộc chiến truyền thông trong khủng hoảng chính trị ở Ni-ca-ra-gua  (07/11/2018)
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại, Trợ lý Tổng thống Sudan  (06/11/2018)
Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai CPTPP  (06/11/2018)
Quốc hội xem xét Dự thảo Luật Công an nhân dân  (06/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay