Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến 15-5-2016
Nghị quyết 19-2016/NQ-CP: Quy đến cùng trách nhiệm Bộ trưởng
Nghị quyết 19-2016/NQ-CP vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành đã ghi rõ: Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết.
Thực thi chính sách là vấn đề luôn được cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia và lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm khi các Nghị quyết số 19 liên tiếp được ban hành hằng năm từ 2014 đến nay. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của nhân dân, tạo niềm tin thị trường mạnh mẽ hơn, phát huy tự do sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
Thủ tướng yêu cầu sau khi Nghị quyết được ban hành, phải biến chủ trương, chính sách thành hành động cụ thể của mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ; các bộ ngành, địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai ngay Nghị quyết 19 cùng với Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sắp được ban hành. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hằng quý, tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp, thiết lập và công khai đường dây nóng điện thoại, website trực tuyến để trực tiếp nhận ý kiến phản ánh và giải đáp cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ lập các Đoàn đi kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 19.
Điểm quan trọng nhất trong Nghị quyết 19 năm 2016 là Văn phòng Chính phủ được giao nhiệm vụ tổ chức một diễn đàn tiếp thu mọi ý kiến từ doanh nghiệp để xử lý rốt ráo từng vấn đề vướng mắc, các kiến nghị và giám sát việc thực thi cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp.
Công bố thủ tục hành chính mới về an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-BCT công bố thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ.
Cụ thể, đối với việc Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đăng ký hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Cơ quan do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện; Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31-12- 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.
Đối với việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như trường hợp cấp lần đầu.
Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020
Sáng 12-5-2016, tại trụ sở Bộ Nội vụ, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án "Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020" (Đề án) tổ chức phiên họp thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Trưởng ban Ban soạn thảo chủ trì phiên họp.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng Đề án "Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020", nhằm đảm bảo phản ánh được đầy đủ, kịp thời những kết quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của cải cách hành chính đối với sự phát triển của đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đề nghị, tại phiên họp này, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tập trung đóng góp các ý kiến về tiến độ, phân công nhiệm vụ các thành viên, kế hoạch xây dựng, kết cấu nội dung và sản phẩm của Đề án.
Tại phiên họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã thẳng thắn nêu lên những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính thời gian qua ở các cơ quan báo chí, các bộ, ngành và địa phương; đánh giá lại tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền đã áp dụng; đồng thời nhấn mạnh đến sản phẩm phải có của Đề án; bổ sung các giải pháp thực hiện Đề án gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông; tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm cung cấp thông tin từ phía cơ quan nhà nước; tăng cường thông tin về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước, giám sát các tiến trình cải cách.
Bộ đầu tiên tự chấm điểm cải cách hành chính
Chiều 12-5, Bộ Tài chính công bố kết quả đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các cơ quan thuộc Bộ.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính Ngô Hữu Lợi cho biết, để thực hiện chấm điểm cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Tài chính xây dựng bộ chỉ số được đánh giá trên 7 lĩnh vực: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của đơn vị; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính của đơn vị; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị; Hiện đại hóa hành chính.
Việc chấm điểm cải cách hành chính cũng là để phù hợp với đặc thù của Bộ Tài chính và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ; đồng thời đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan việc đánh giá.
Bộ chỉ số cải cách hành chính được chia thành 3 khối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần phù hợp… Cụ thể, khối Tổng cục và tương đương gồm 5 đơn vị được đánh giá trên 7 lĩnh vực, 31 tiêu chí, 78 tiêu chí thành phần; Khối Cục gồm 7 đơn vị, đánh giá trên 7 lĩnh vực, 27 tiêu chí, 65 tiêu chí thành phần; Khối Vụ và tương đương gồm 11 đơn vị, đánh giá trên 7 lĩnh vực, 25 tiêu chí, 56 tiêu chí thành phần.
Việc đánh giá chấm điểm được tiến hành qua 4 bước: Tự đánh giá, tổ chức thẩm định chuyên môn, họp hội đồng thẩm định và công bố kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính các đơn vị.
Theo đó, đứng đầu khối các Tổng cục là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với 98,75 điểm (thang điểm 100). Tổng cục Hải quan đứng thứ hai với 96,25 điểm. Xếp thứ ba là Tổng cục Thuế với 96,10 điểm. Tiếp đến là Kho bạc Nhà nước với 95,60 điểm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước là 92,60 điểm.
Tại khối các cục, 3 đơn vị đứng đầu gồm Cục Kế hoạch - Tài chính 79,5 điểm/thang điểm 80, Cục Quản lý công sản 79 điểm, Cục Quản lý giá và Cục Tin học và Thống kê tài chính cùng đạt 78,5 điểm.
Trong khối các vụ, 3 vụ đứng đầu là Vụ Pháp chế 70 điểm/thang điểm 70, Vụ Chính sách thuế 69,5 điểm, Vụ Ngân sách nhà nước đạt 68 điểm.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Bộ Tài chính là đơn vị đầu tiên trong các bộ, ngành thực hiện đánh giá chấm điểm cải cách hành chính và cũng là một trong các bộ đi đầu trong thực hiện công tác này. Đây sẽ là cơ sở để cho các bộ, ngành khác học hỏi và thực hiện chấm điểm cải cách hành chính trong thời gian tới.
Trong giai đoạn từ 2011-2015, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 16 luật, 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 99 nghị định của Chính phủ, 109 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 1.099 thông tư, thông tư liên tịch. Các văn bản quy phạm pháp luật tài chính được ban hành kịp thời đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đối phó linh hoạt các thách thức do khủng hoảng và suy thoái kinh tế, góp phần khơi thông các nguồn lực và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, các cân đối lớn về tài chính ngân sách, kiềm chế lạm phát, tiếp cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần hiện đại hóa quản lý tài chính.
Theo đánh giá xếp hạng cải cách hành chính do Bộ Nội vụ công bố, chỉ số xếp hạng của Bộ Tài chính tăng dần qua các năm, năm 2012 đứng thứ 8/19 bộ, ngành, năm 2013 đứng thứ 4/19 bộ, ngành, năm 2014 đứng thứ 2/19 bộ, ngành.
Cải cách hành chính ở thành phố Cần Thơ: Vẫn còn người dân chưa hài lòng!
Sở Nội vụ TP. Cần Thơ vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân khi đến tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước năm 2015. Đây là hoạt động thăm dò mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ cho việc chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của thành phố; đồng thời, góp phần thúc đẩy các cơ quan, đơn vị thi đua thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân...
Đến nay, TP. Cần Thơ có 113 cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo cơ chế "Một cửa", "Một cửa liên thông". Đồng thời, các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, gồm có 19/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; 9/9 UBND cấp huyện và 85/85 UBND xã, phường, thị trấn. Chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cấp luôn được các cơ quan đơn vị quan tâm, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Để hiểu và đánh giá những nhận xét của các tổ chức, cá nhân khi đến tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời, có giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, năm 2015, Sở Nội vụ và Hội Cựu chiến binh thành phố tiếp tục thực hiện kế hoạch điều tra, khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân khi tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn. Bằng phương pháp phát phiếu khảo sát, những người đã từng thực hiện các thủ tục hành chính hoặc sử dụng các dịch vụ hành chính công như y tế, giáo dục, đưa ra những nhận xét, ý kiến trung thực, cảm nhận của mình, cũng như những vấn đề mà họ gặp phải khi làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ.
Các đơn vị mà thành phố chọn khảo sát mức độ hài lòng, đó là: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của sở, ban ngành thành phố; cấp huyện và cấp xã; Kho bạc Nhà nước; Bảo hiểm xã hội cấp huyện; Công an cấp huyện; sự hài lòng của học sinh và phụ huynh tại các trường học; sự hài lòng của bệnh nhân và thân nhân đối với bệnh viện Đa khoa cấp huyện. Thời gian thực hiện lấy phiếu khảo sát từ ngày 17-8-2015 đến ngày 30-10-2015. Sau đó, Hội Cựu chiến binh thành phố phối hợp với Sở Nội vụ nhập liệu, tổng hợp phân tích số liệu khảo sát.
Qua đó, tổng số phiếu khảo sát là 11.670 phiếu. Mức độ hài lòng và rất hài lòng chung của thành phố đạt 79,36% (trong đó rất hài lòng là 22,76%, hài lòng đạt 56,60%), chưa hài lòng là 2,32% và quá chán nản là 0,43%. So sánh giữa 3 cấp cho thấy, mức độ rất hài lòng của cấp sở cao nhất với 18,80%, số người được hỏi đánh giá hài lòng là 66,18%, trong khi đó tỷ lệ này ở cấp huyện là 31,40% và 45,26% và ở cấp xã là 21,80% và 56,76%. Theo ông Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ, cấp huyện có tỷ lệ đánh giá không hài lòng và quá chán nản cao nhất. Xét về mức độ thì tỷ lệ không hài lòng của cấp huyện cao hơn 6,6 lần so với cấp sở và 2,7 lần so với cấp xã. Việc không hài lòng này chủ yếu tập trung ở 3 lĩnh vực, gồm: Xây dựng, đất đai và Tư pháp - Hộ tịch. Cụ thể, tỷ lệ quá chán nản và không hài lòng của lĩnh vực xây dựng là cao nhất, quá chán nản chiếm tỷ lệ 0,96%, và không hài lòng là 7,69%; tiếp đến là lĩnh vực đất đai, quá chán nản chiếm tỷ lệ 1,57%, và không hài lòng là 6,60% và lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch quá chán nản chiếm tỷ lệ 2,14%, không hài lòng là 5,36%. Tương đồng với cấp huyện, ở cấp xã, lĩnh vực xây dựng nhà ở, quá chán nản chiếm tỷ lệ 0,19%, và không hài lòng là 2,32%; đất đai, quá chán nản chiếm tỷ lệ 0,26%, và không hài lòng là 2,18%; Tư pháp - Hộ tịch, quá chán nản chiếm tỷ lệ 0,12%, và không hài lòng là 1,64%...
Riêng đối tượng khảo sát là doanh nghiệp thì tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng là 92,11%, chỉ có 0,49% doanh nghiệp đánh giá không hài lòng và không có đánh giá là rất không hài lòng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân còn đánh giá, nhận xét về tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn của cán bộ công chức, viên chức; thời gian chờ đợi giải quyết hồ sơ… đa phần người dân đều cảm thấy hài lòng với thái độ, phong cách của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khi tiếp xúc, giải quyết hồ sơ cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn, công chức chưa nhiệt tình, tận tâm trong công việc…
Những con số từ kết quả điều tra, khảo sát về mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân khi tiếp xúc với cơ quan hành chính Nhà nước để cán bộ công chức, viên chức soi rọi lại cách làm việc, thái độ phục vụ đối với người dân. Qua đó, để mỗi địa phương, đơn vị có các giải pháp khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, hạn chế để phục vụ người dân ngày một tốt hơn…./.
Hàn Quốc nối lại chương trình tiếp nhận lao động Việt Nam  (15/05/2016)
Ngành Công Thương cần nhanh chóng thể chế hóa các cam kết hội nhập  (15/05/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
Việt Nam luôn hết lòng ủng hộ Lào trong công cuộc đổi mới  (15/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Nga  (15/05/2016)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên