Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn hồ, đập
Bảo đảm an toàn hồ đập nhằm bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của nhân dân và bảo vệ tài sản Nhà nước.
Ngay trong những ngày cao điểm của mùa mưa lũ năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
Công tác quản lý vẫn còn bị động, lúng túng
Hiện nay, trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động, đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng từ nhiều năm trước, trong điều kiện thiếu kinh phí, số liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, kỹ thuật thi công hạn chế, đặc biệt đa số hồ chứa nhỏ được thi công bằng thủ công, nhiều đập, hồ chứa nước không phù hợp với điều kiện mưa, lũ cực đoan hiện nay. Mặt khác, lực lượng quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy lợi còn mỏng, không bảo đảm năng lực chuyên môn, nhất là hồ nhỏ thiếu kinh phí tu sửa, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nên nhiều hồ đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn và đe dọa tính mạng người dân và tài sản vùng hạ du.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước của các bộ, ngành, địa phương dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng, bị động. Công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình xây dựng trong thiết kế, thi công một số đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ, nhất là đối với công trình do chính quyền cơ sở, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước chưa đầy đủ, nghiêm túc; chưa xây dựng phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước; chưa thực hiện kiểm tra, kiểm định và kiểm tra tính toán lại dòng chảy lũ, khả năng xả lũ của đập, hồ chứa nước...
Triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn hồ, đập
rong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp theo thời gian tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn đập, hồ chứa nước; trước thực tế một số hồ đập trong nước và quốc tế đã xảy ra sự cố thời gian qua, để đảm bảo an toàn, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước quy mô lớn, tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao thành lập ngay các đoàn công tác phối hợp với các địa phương kiểm tra các đập, hồ chứa nước có quy mô lớn, các đập có nguy cơ mất an toàn, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc quản lý đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước; rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; rà soát, quy định chặt chẽ về năng lực của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu thi công đập, hồ chứa nước để nâng cao chất lượng công trình; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với công tác quản lý đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa nước.
Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành hồ chứa, hệ thống thông tin cảnh báo an toàn cho đập
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát các dự án đập, hồ chứa nước chưa triển khai xây dựng, kiên quyết dừng thực hiện các dự án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, củng cố lực lượng quản lý chuyên trách, đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, đặc biệt là đối với các đập, hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ, các đập, hồ chứa thủy điện do tư nhân đầu tư, quản lý; thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, vận hành hồ chứa.
Rà soát, chấn chỉnh việc kê khai đăng ký an toàn đập; lập, phê duyệt và thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc công trình, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước; lắp đặt hệ thống giám sát vận hành hồ chứa, hệ thống thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du; lưu trữ hồ sơ, hệ thống cơ sở dữ liệu; xây dựng quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì công trình; thực hiện cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; xây dựng phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước; thực hiện kiểm tra, kiểm định và kiểm tra tính toán lại dòng chảy lũ, khả năng xả lũ của đập, hồ chứa nước.../.
Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta  (08/08/2018)
Tập trung cao xây dựng đội ngũ công an nhân dân vừa hồng, vừa chuyên, vì nhân dân phục vụ  (08/08/2018)
Mở rộng các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam với Rwanda và Guinea  (07/08/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (07/08/2018)
“Không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong lực lượng công an  (07/08/2018)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm và làm việc tại Bạc Liêu  (07/08/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay