Thuận An sau mười năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Những năm qua, huyện Thuận An luôn nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18-02-1998, của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, các Nghị định số 29 và 71 của Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế ở tỉnh, Thuận An đã trở thành một trong những huyện điển hình của tỉnh Bình Dương về công tác này.
Ngay từ những năm đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận An xác định: Quy chế Dân chủ ra đời là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, nếu được xây dựng và triển khai thực hiện tốt sẽ thiết thực khơi dậy phong trào cách mạng trong cán bộ, công chức và nhân dân. Từ đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
Trong 10 năm, huyện đã tổ chức được 28.014 cuộc tuyên truyền cho 1.685.268 lượt người, cấp phát 22.371 tờ bướm và các tài liệu tuyên truyền về Quy chế đến từng hộ gia đình. Các cơ quan, đơn vị, trường học v.v.. đều triển khai và bố trí cán bộ tham gia các lớp tập huấn và học tập về Quy chế do tỉnh tổ chức.
Trên cơ sở những nội dung của Quy chế, huyện ban hành các nghị quyết sát đúng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kịp thời triển khai các vấn đề cụ thể sát với đời sống nhân dân như cải cách hành chính, công khai các loại hồ sơ, mẫu hóa các thủ tục, bố trí nơi nhận và trả hồ sơ thuận lợi. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; bảo đảm các nguyên tắc "công khai, minh bạch, dân chủ". Chủ trương của huyện là tăng cường công tác lãnh đạo, giáo dục tư tưởng gắn với chỉ đạo thực hiện pháp lệnh công chức và quy tắc ứng xử, tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Mặt trận và các đoàn thể cũng luôn quan tâm xây dựng tổ chức hội, vận động hội viên đoàn thể tham gia thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố, ấp văn hóa. Tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; tham gia xây dựng, bổ sung thực hiện các quy ước, thường xuyên thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra để nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp hoặc qua đại diện của đoàn thể mình. Các phong trào xây dựng các mô hình tự quản ở khu dân cư như các câu lạc bộ chủ nhà trọ, phòng chống tội phạm, các tổ tự quản an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tổ tương trợ, v.v..
Hằng năm, Ban Chỉ đạo các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn đều sơ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung phương hướng, nhiệm vụ và đề ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện Quy chế.
Kết quả bước đầu
Sau 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, huyện Thuận An đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đối với nhân dân, Quy chế bước đầu phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống cả về bề rộng lẫn chiều sâu theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Cụ thể là:
Đối với việc thông báo cho nhân dân biết: Ủy ban nhân dân các cấp thông báo công khai và niêm yết nội dung các văn bản liên quan đến thực hiện Quy chế tại trụ sở làm việc và nơi công cộng để nhân dân tiện theo dõi; hiểu rõ quy trình, thời gian giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi giao dịch. Từ huyện đến các xã, thị trấn đều bố trí các điểm tiếp dân, xây dựng nội quy, quy chế, lịch tiếp công dân đầy đủ, có sự phân công lãnh đạo, cán bộ tham mưu phụ trách các lĩnh vực tiếp dân. Công khai dự toán, quyết toán, thu chi ngân sách và mức thu các loại quỹ theo pháp lệnh, thu các loại thuế, phí và lệ phí,...
Đối với những việc nhân dân bàn và quyết định: Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức cho nhân dân bàn bạc, đóng góp ý kiến và các biện pháp cụ thể về mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, các dự án quy hoạch giải tỏa, v.v.. Nhờ đó, thời gian qua đã có 1.214 công trình giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị với tổng kinh phí trên 115 tỉ đồng được triển khai xây dựng và phát huy hiệu quả. Điển hình là hàng loạt công trình phúc lợi xã hội tại các xã, thị trấn như Lái Thiêu, Bình Hòa, Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao... được nhân dân tin tưởng và đồng tình ủng hộ. Cũng trên tinh thần công khai cho dân biết và để cho dân được dân chủ bàn bạc, đã có 267 căn nhà tình nghĩa, 696 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 12,458 tỉ đồng được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới. Vận động, quyên góp 5,249 tỉ đồng cho Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Tiết kiệm vì phụ nữ nghèo với 2,830 tỉ đồng, Quỹ Hỗ trợ nông dân là 1,199 tỉ đồng; thực hiện khám bệnh miễn phí cho 50.726 lượt người với kinh phí 4,129 tỉ đồng; nguồn thu các loại quỹ theo pháp lệnh hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu.
Đối với những việc nhân dân bàn, chính quyền quyết định: Các xã, thị trấn phối hợp tiếp xúc cử tri với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phản hồi ý kiến nhân dân đóng góp về các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương cũng như các dự án, phương án sử dụng đất đai, quy hoạch dân cư, giải tỏa bồi thường, các loại phí đóng góp của nhân dân.
Đối với những việc nhân dân giám sát kiểm tra: 100% số xã, thị trấn của huyện đều có Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Thông qua hoạt động của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân được thông tin đầy đủ, được thảo luận, tham gia đóng góp và phát huy vai trò giám sát, kiểm tra hầu hết mọi vấn đề thuộc mọi lĩnh vực của đời sống. Từ việc phát triển sản xuất - kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội v.v.. đến việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân bầu ra, hay việc phê bình góp ý trưởng ấp, khu phố và hoạt động của đảng viên nơi cư trú đều gắn với việc kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Đối với khối các cơ quan hành chính sự nghiệp: Các cơ quan, đơn vị đều xây dựng quy chế phối hợp giữa thủ trưởng cơ quan, chủ tịch công đoàn, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện Quy chế gắn nhiệm vụ cụ thể của cơ quan. Hằng năm, 100% số cơ quan, đơn vị của huyện đều được hướng dẫn tiêu chuẩn thi đua thực hiện Quy chế, 100% cơ quan và cán bộ công chức đều đăng ký thi đua danh hiệu đơn vị và cá nhân xuất sắc, với kết quả trên 80% số cơ quan, đơn vị đạt xuất sắc, không có đơn vị yếu kém.
Đối với cơ quan xã, thị trấn và các đơn vị trường học: Ngoài việc tổ chức thành lập các ban chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nội dung cụ thể của Quy chế gắn với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, hằng năm, các đơn vị đều tổ chức đánh giá, phân loại đơn vị và cán bộ công chức (với kết quả 80% số đơn vị, cá nhân đạt loại xuất sắc); đồng thời lấy kết quả hoạt động làm cơ sở để khen thưởng, nâng lương, đề bạt, bố trí cán bộ, phát triển đảng.
Những bài học kinh nghiệm
Qua 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở củaThuận An, bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, khi người đứng đầu cấp ủy, cơ quan đơn vị ý thức rõ vai trò trách nhiệm của mình về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm cho quy chế nhanh chóng được xây dựng, triển khai và đi vào cuộc sống. Thực tế chứng minh, nơi nào có ý thức, tập trung xây dựng Quy chế một cách cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc thì ở đó, nội bộ đoàn kết, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và tranh thủ được sự đồng thuận của toàn dân, nhờ đó luôn hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ chính trị đề ra.
Hai là, việc tăng cường công tác tuyên truyền học tập, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân cần lồng ghép với những chương trình, nội dung liên quan đến Quy chế và cần được công khai trước toàn dân với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; cần gắn thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với triển khai Cuộc Vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các chương trình, phong trào khác với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú và phải phù hợp với từng địa bàn dân cư và từng cơ quan,
đơn vị.
Ba là, việc mở rộng thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở phải đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, gắn với cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước để tạo niềm tin và tranh thủ được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội; phối hợp lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của cơ quan đơn vị; gắn với các cuộc vận động và phong trào v.v.. trong đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sát sao của các cấp ủy và chính quyền có tính quyết định.
Bốn là, thường xuyên quan tâm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế đi đôi với động viên nêu cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong giải quyết công việc hành chính với dân. Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức về mọi mặt để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Khi đánh giá thành tích thi đua, cần đưa kết quả thực hiện Quy chế là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành công tác của từng cơ quan, đơn vị và cá nhân.
Cuối cùng là, cần quan tâm công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình mới đi đôi với kịp thời động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở./.
Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc  (02/06/2009)
Thông cáo số 12, Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XII  (02/06/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên