Xây dựng chiến lược 10 năm (2011-2020) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
TCCSĐT - Chiều 2-6, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược 10 năm (2011-2020) và kế hoạch 5 năm (2011-2015) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội”.
Chiến lược 10 năm (2011-2020) đặt trong bối cảnh và dựa trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đi vào kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược là tiếp tục đổi mới toàn diện, hướng tới phát triển bền vững đất nước, thực hiện công bằng xã hội và tạo bước đột phá trong phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Chiến lược tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của ngành như: dạy nghề; lao động - việc làm; người có công; giảm nghèo; an sinh xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới và phòng, chống tệ nạn xã hội.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tổng kết, đánh giá thực trạng 10 năm (2001-2010) thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Những thành tựu đã đạt được của 10 năm (2001-2010) thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tạo cho Việt Nam một thế lực mới, lớn mạnh hơn so với trước đây, nhất là khi Việt Nam ra khỏi nước phát triển ở trình độ thấp và gia nhập nhóm nước đang phát triển ở trình độ trung bình.
Trước những dự báo về khó khăn, thuận lợi của bối cảnh trong nước và quốc tế, quan điểm xây dựng chiến lược 10 năm (2011-2020) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như sau:
Một là, phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải đặt ngang tầm với phát triển kinh tế và gắn liền với phát triển kinh tế, tạo nền ổn định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người, phát huy tối đa nguồn lực con người, vốn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập.
Hai là, tiếp tục giải phóng triệt để lĩnh vực lao động, sản xuất và sức lao động; phát triển mạnh nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; tạo việc làm theo hướng bền vững và có thu nhập cao; phát triển thị trường lao động đồng đều trên phạm vi cả nước để gắn kết cung - cầu lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; thực hiện công bằng trong quan hệ phân phối tiền lương và thu nhập, phụ thuộc vào kết quả lao động, năng suất lao đông và hiệu quả kinh tế; chăm sóc tốt đời sống vật chất và tinh thần người có công; khuyến khích làm giàu, đồng thời tích cực giảm nghèo vững chắc và gắn với phát triển; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau và phù hợp với kinh tế thị trường nhằm phòng ngừa và khắc phục hiệu quả rủi ro cho mọi người; thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; bảo vệ và chăm sóc tốt trẻ em, đảm bảo cho trẻ em phát triển bình thường về thể chất và tinh thần; kiềm chế phát triển, đẩy lùi và hạn chế tác hại của tệ nạn xã hội.
Ba là, tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo giải quyết các vấn đề lao động, người có công và xã hội cho các vùng nông thôn khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Giải quyết các vấn đề về chính sách lao động, người có công và xã hội theo tinh thần xã hội hoá, trong đó sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, đầu tư của Nhà nước có vai trò nòng cốt, quyết định; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng; thực hiện rộng rãi dân chủ ở cơ sở; khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường trong các tầng lớp xã hội.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm (2011-2020) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là, về cơ bản, đạt được sự phát triển bền vững các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, đảm bảo nguồn nhân lực phát triển ở trình dộ cao, phần lớn người lao động có việc làm bền vững và có thu nhập cao; đời sống người có công đạt trên mức trung bình của xã hội; giảm nghèo vững chắc và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo để không trở thành vấn đề xã hội bức xúc; bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; ngăn chặn, kiểm soát, từng bước đẩy lùi và giảm thiểu tác hại của tệ nạn ma tuý, mại dâm đối với xã hội; góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ vừng ổn định chính trị, tăng cường giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, cần thực hiện một số giải pháp chiến lược như:
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, luật pháp và nâng cao năng lực lãnh đạo, đổi mới cơ chế quản lý.
2. Tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương và phi chính phủ, nâng cao hiệu quả hội nhập.
5. Vận dụng cơ chế thị trường gắn liền với đảm bảo và nâng cao tính định hướng xã hội chủ nghĩa./.
"Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008"  (02/06/2009)
"Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008"  (02/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay