ASEAN và Hàn Quốc hợp tác đối phó khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu
| ||
Phiên họp thứ 2 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác xử lý hiệu quả các thách thức toàn cầu và xuyên quốc gia.
Sáng nay (2-6) tại đảo Chê-chu, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Chính phủ, Nhà nước các quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục họp phiên thứ 2 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký “Tuyên bố chung của Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Hàn Quốc” và chứng kiến các Bộ trưởng Kinh tế ký Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc, hoàn tất các thỏa thuận về việc lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc.
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác ASEAN-Hàn Quốc nhằm đối phó với thách thức toàn cầu về khủng tài chính, an ninh năng lượng và thay đổi khí hậu”, phiên họp thứ hai tại hội nghị lần này tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác xử lý hiệu quả các thách thức toàn cầu và xuyên quốc gia như khủng hoảng kinh tế - tài chính, an ninh năng lượng và lương thực, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh...
Nhằm đối phó hiệu quả với khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc nhấn mạnh cần tiếp tục các chính sách tài khóa linh hoạt và các giải pháp kích cầu, tránh áp dụng những biện pháp bảo hộ, đồng thời gia tăng hợp tác khu vực và quốc tế cả về tài chính cũng như thương mại và đầu tư để khôi phục niềm tin vào thị trường và sớm vượt qua khủng hoảng, bảo đảm phát triển bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN, Hàn Quốc nhất trí tăng cường hợp tác về kinh tế - tài chính trong khuôn khổ ASEAN - Hàn Quốc cũng như các khuôn khổ khu vực khác, nhất là sớm triển khai Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai và thúc đẩy Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á trong khuôn khổ ASEAN+3. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc cũng cam kết mở rộng hợp tác trong các khuôn khổ khác nhằm bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng; đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu; cứu trợ thiên tai và phòng chống bệnh dịch. Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: để sớm vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay, các nước cần tiến hành các giải pháp đồng bộ, kết hợp nỗ lực của từng nước với gia tăng hợp tác khu vực và quốc tế. ASEAN và Hàn Quốc cần cùng các nước châu Á khác ưu tiên phối hợp hành động, xây dựng nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững dựa trên một nền kinh tế vĩ mô lành mạnh và những giá trị văn hóa truyền thống; đẩy mạnh hợp tác và liên kết khu vực nhằm phối hợp khắc phục hậu quả của khủng hoảng và thu hẹp khoảng cách phát triển; đầu tư nhiều hơn cho khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực sáng tạo và tạo lập lại vị thế châu Á là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký “Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Hàn Quốc” và chứng kiến Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN-Hàn Quốc ký Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc hoàn tất các thỏa thuận về việc lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc. Hội nghị cũng đã ra Tuyên bố báo chí về việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân gần đây, trong đó khẳng định ủng hộ việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và khuôn khổ đàm phán 6 bên nhằm giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình./. |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đảm nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Thường trực  (02/06/2009)
Cử 2 thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm  (02/06/2009)
Trẻ em cả nước vui Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6  (02/06/2009)
Khai mạc diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam  (01/06/2009)
Khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ ASEAN - Hàn Quốc  (01/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay