Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam
Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16-8-1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt tòan dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hóa đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo tòan dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.
Ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.
Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:
- Lập pháp
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng tòan quốc và ra nước ngòai. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp tòan thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội.
Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hòa bình (AAPP).
Các khóa Quốc hội Việt Nam
* Quốc hội khóa I (1946-1960): bầu cử ngày 6-1-1946; Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%; Tổng số đại biểu Quốc hội (ĐBQH): 403; Số ĐB được bầu: 333; ĐB không đảng phái: 43%; Số ĐB không qua bầu cử: 70 (thuộc Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội - Việt Cách, và Việt Nam Quốc dân Đảng - Việt Quốc, theo thoả thuận đạt được ngày 24.12.1945 với Việt Minh). Số ĐB không qua bầu cử này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hòa hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Quốc hội khóa II (1960-1964): bầu cử ngày 8-5-1960; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%; Tổng số ĐB: 453; ĐB ngòai Đảng: 64; ĐB là cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật (KT-KHKT): 66.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết.
* Quốc hội khóa III (1964-1971): bầu cử ngày 26-4-1964. 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của mMiền Nam được lưu nhiệm.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
* Quốc hội khóa IV (1964-1971): bầu cử ngày 11-4-1971; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%; Tổng số ĐB được bầu: 420; ĐB ngòai Đảng: 103; ĐB là cán bộ KT-KHKT: 53.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
* Quốc hội khóa V (1975-1976): bầu cử ngày 6-4-1975; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%; Tổng số ĐB được bầu: 424; ĐB ngòai Đảng: 110; ĐB là trí thức XHCN: 93. Quốc hội khóa V là Quốc hội ngắn nhất (từ tháng 4-1975 đến tháng 4-1976) vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI - Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
* Quốc hội khóa VI (1976-1981): bầu cử ngày 25-4-1976; Số cử tri bỏ phiếu: 23 triệu người; Tổng số ĐB được bầu: 492; ĐB ngòai Đảng: 94; ĐB là trí thức nhân sĩ: 98.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.
* Quốc hội khóa VII (1981-1987): bầu cử ngày 26-4-1981; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%; Số ĐB được bầu: 496; ĐB ngòai Đảng: 61; ĐB là trí thức nhân sĩ: 110.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.
Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.
* Quốc hội khóa VIII (1987-1992): bầu cử ngày 19-4-1987; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75; Số ĐB được bầu: 496; ĐB ngòai Đảng: 31; ĐB là trí thức XHCN: 123.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên.
Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.
* Quốc hội khóa IX (1992-1997): bầu cử ngày 19-7-1992; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%; Số ĐB được bầu: 395; ĐB ngòai Đảng: 33; ĐB có bằng đại học và trên đại học: 222.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 13 ủy viên
* Quốc hội khóa X (1997-2002): bầu cử ngày 20-7-1997; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%; Số ĐB được bầu: 450; ĐB ngòai Đảng: 68; ĐB có bằng đại học và trên đại học: 411.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 8 ủy viên
* Quốc hội khóa XI (2002-2007): bầu cử ngày 19-5-2002; Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 99,73%; Số ĐB được bầu là 498; ĐB ngòai Đảng chiếm 10,24%; ĐB có bằng đại học và trên đại học 465 người, chiếm 93,37%; ĐB chuyên trách là 118 người, chiếm 23,69%.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 9 ủy viên
* Quốc hội khóa XII (2007-2011): bầu cử ngày 20-5-2007; Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 99,64% (56.252.543 người); Số ĐB được bầu là 493; ĐB ngòai Đảng là 43 người, chiếm 8,72%; ĐB có bằng đại học và trên đại học là 473 người, chiếm 95,94%.
Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc. Do hòan cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946- 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương chính sách, tổ chức và động viên tòan dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hòan thiện. Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946 "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hòan thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước.
Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại. Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội./.
Cẩn trọng với sự đồng hành của lạm phát và thiểu phát  (17/05/2011)
Tạp chí Nghiên cứu  (17/05/2011)
Điểm dừng  (17/05/2011)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên