Tạp chí Cộng sản (1931)
Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng và cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị cũng đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Hội nghị ít lâu, Trung ương Đảng xuất bản Tạp chí Cộng sản thay cho Tạp chí Đỏ.
Tạp chí Cộng sản có tiêu đề “Cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Hiện nay ở Cục Lưu trữ (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng) còn giữ được số 1.
Tạp chí Cộng sản số 1 ra ngày 1-2-1931 có 24 trang, in bằng chữ viết trên giấy sáp, khổ giấy 20x25 cm. Trong “Lời nói đầu” có đoạn ghi rõ: “Mục đích chánh của Tạp chí Cộng sản là cốt để giải thích chánh sách của Quốc tế cộng sản và của đảng chúng ta, kịch liệt công kích những tư tưởng sai lầm, những xu hướng hoạt đầu và biệt phái, để làm cho nền tư tưởng và cách hành động trong Đảng được nhứt thống. Tạp chí Cộng sản sẽ thâu góp các kinh nghiệm trong sự tranh đấu và lãnh đạo tranh đấu của các đảng viên và các đảng bộ ở Đông Dương và những kinh nghiệm tranh đấu của các đảng anh em trong toàn thế giới để làm cho đảng chúng ta mau phát triển. Tạp chí Cộng sản là cái chỗ chung cho các đảng viên thảo luận hết thảy mọi vấn đề quan trọng cho phong trào cách mạng Đông Dương và trên thế giới. Tạp chí Cộng sản cũng là chỗ đăng các bài nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế trong xứ và trong toàn thế giới để góp tài liệu cho đảng dự định kế hoạch tranh đấu. Sau lại Tạp chí Cộng sản cũng là cái chỗ chung cho các đảng viên tự chỉ trích những điều sai lầm, khuyết điểm trong công tác hằng ngày của Đảng, phát biểu ra những ý kiến mới mẻ để cùng nhau đi theo con đường chánh trị đúng.
Bây giờ chánh là lúc Đảng đương dự bị khai giảng đại hội, những công việc đã kể ra trên lại cần phải làm một cách rất náo nhiệt. Bởi vậy hết thảy đảng viên đều phải hăng hái tham gia vào công tác của Tạp chí Cộng sản, phải thường phát biểu ý kiến, góp kinh nghiệm và thảo luận các vấn đề quan trọng, tự chỉ trích, v.v..
...Một điều mà các đảng viên nên để ý là Tạp chí Cộng sản cốt để riêng cho đảng viên chớ không phải là một cái cơ quan tuyên truyền cho quần chúng”.
Tiếp “Lời nói đầu”, Tạp chí Cộng sản đăng bài “Vấn đề tổ chức công hội”. Sau khi định rõ công hội là gì và nêu rõ vị trí của công hội trong cách mạng, bài báo đã giới thiệu Nghị quyết của Đại hội Quốc tế công hội đỏ (họp tháng 7-1930) về vấn đề công hội ở Đông Dương ... Bài báo cũng đã nêu rõ: để thực hiện nghị quyết đó thì phải chống các xu hướng sai lầm, như xu hướng kinh tế cho rằng chỉ tranh đấu kinh tế mà thôi; xu hướng phân biệt tranh đấu kinh tế với tranh đấu chính trị; xu hướng công hội biệt phái chỉ tổ chức những công nhân hăng hái giác ngộ. Bài báo đề ra nhiệm vụ phải phát triển công hội mau và rộng thì “vô sản giai cấp mới có thể lãnh đạo cho dân cày và hết thảy quần chúng lao khổ tranh đấu để cướp chính quyền về công nông”.
Tiếp theo, tạp chí đăng Nghị quyết của Đại hội Quốc tế công hội đỏ lần thứ năm về nhiệm vụ vận động công nhân ở Đông Dương”.
Trong bài “Lời bàn về tổ chức”, sau khi phê phán những nhận thức sai lầm về công tác tổ chức như phân ra các tổ chức trên dưới từng bậc, xếp loại một cách máy móc như Đảng thì xếp số 1, Hội phản đế số 2, Công hội số 3, Nông hội số 4, Hội cứu tế số 5, v.v.., hoặc cho rằng mỗi người chỉ được vào một tổ chức, không thể từ lớp trên tụt xuống lớp dưới, v.v.., bài báo đã nêu rõ công hội, nông hội, hội phản đế, cứu tế đỏ đều là các tổ chức quần chúng để đấu tranh cách mạng, “cái nào cũng có ích, có giá trị, cái nào cũng có trường hoạt động của nó, cái này giúp cái kia, cái kia giúp cái nọ”. Một người có thể có chân trong nhiều tổ chức. Các tổ chức có mối liên hệ với nhau. Các hội quần chúng quây quần lấy Đảng, noi theo con đường mà Đảng đã vạch ra. Sự khác nhau giữa Đảng và tổ chức quần chúng là ở vị trí, nhiệm vụ, tính chất mỗi cái trong cách mạng. “Đảng cộng sản khác các hội cũng như cái trục xe đối với vành xe, nghĩa là như trung tâm đối với chung quanh. Đảng lại khác các hội như bộ tham mưu đối với toàn thể đội quân, vì vậy mà về đường tổ chức, Đảng không thể rộng hơn các hội, các hội phải có tính chất quần chúng, nghĩa là rộng hơn Đảng ...”.
Trong số 1 còn có bài “Cần phải mở rộng việc tự chỉ trích trong Đảng”. Từ những kinh nghiệm lịch sử của phong trào cách mạng thế giới và của các đảng anh em, bài báo chỉ rõ phải biết tự chỉ trích thì Đảng mới trở nên mạnh được. Sau khi nêu rõ những điều kiện cần thiết để làm tốt việc tự chỉ trích, bài báo viết: “Nếu không mở sự tự chỉ trích trong Đảng thì biết lấy gì mà rõ những điều lầm lỗi từ xưa đến nay; nếu không có tự chỉ trích thì biết kiếm phương kế gì mà chữa những điều lỗi lầm ấy. Đảng của chúng ta là đảng của vô sản giai cấp cách mạng, cho nên chúng ta không sợ mà không nói những sự sai lầm của chúng ta... Muốn cho những điều sai lầm lỗi lạc về trước thành ra những bài học chung cho hết thảy đảng viên để mau sửa đổi thì những điều tự chỉ trích phải đăng vào tạp chí này. Bởi vậy các đồng chí phải đặc biệt chú ý về vấn đề ấy và viết vào Tạp chí Cộng sản”.
Tạp chí còn đăng bài “Cuộc thế giới kinh tế khủng hoảng”, trích dịch từ báo cáo của đồng chí Xta-lin tại Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 27-6-1930.
Tháng 4-1931, cơ quan Trung ương Đảng bị vỡ, nhiều ủy viên Trung ương Đảng bị sa lưới mật thám. Ngày 19-4-1931 đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng bị địch bắt, do vậy Tạp chí Cộng sản phải đình bản.
Qua số 1, có thể thấy rằng so với Tạp chí Đỏ, Tạp chí Cộng sản có nội dung phong phú hơn, đa dạng hơn. Ngoài việc đăng một số văn kiện và bài dịch, như trên đã trình bày, Tạp chí Cộng sản đã có những bài viết có phân tích lý luận ở mức cao hơn. Việc dùng lý luận và dùng những cơ sở thực tế để đấu tranh chống những nhận thức, những khuynh hướng tư tưởng sai trái cũng rõ nét hơn. Tạp chí Cộng sản đã đề cập những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Đảng, như vấn đề tổ chức, việc tự phê bình trong Đảng, công tác vận động công nhân. Ngoài ra, bài dịch báo cáo của đồng chí Xta-lin đã cung cấp cho cán bộ, đảng viên những hiểu biết cần thiết về tình hình thế giới. Như vậy, dù chỉ trong một số, Tạp chí Cộng sản đã thể hiện một bước chuyển biến mới trong quá trình phát triển tạp chí Đảng, đã thể hiện rõ nét là cơ quan lý luận và chính trị của Đảng. Điều đó bắt nguồn từ sự trưởng thành bước đầu của Đảng ta và của phong trào cách mạng rộng lớn trong cả nước sau khi Đảng thành lập.
Chương I - Tạp chí Đảng từ 1930 đến 1954  (17/05/2011)
Lời nói đầu (Viết cho lần xuất bản thứ tư)  (17/05/2011)
Lời tựa của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười (Ngày 3-2-1995)  (17/05/2011)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 51 (3-2010)  (17/05/2011)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 822 (4-2011)  (17/05/2011)
Hội nghị Cộng tác viên khu vực phía Bắc năm 2011  (17/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay