Bộ Chính trị làm việc về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Trong 2 ngày 23 và 24-7-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì) đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng và Tỉnh ủy Sơn La để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, của Bộ Chính trị.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban Đảng Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương...
Tại các buổi làm việc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Sơn La trình bày dự thảo báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2015 - 2020, dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung cho ý kiến vào 3 nhóm nội dung: Một là, đối với dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như chủ đề, kết cấu, đánh giá kết quả, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn; dự thảo nghị quyết; các định hướng lớn nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng có liên quan trực tiếp đến các đảng bộ. Hai là, đối với dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cho ý kiến chủ yếu về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; về nội dung và phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ba là, cho ý kiến về phương án nhân sự của cấp ủy, chủ yếu về quá trình chuẩn bị nhân sự, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ và về tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu về độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ tái cử...
Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ qua, đã tạo bước phát triển toàn diện hơn về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh Cao Bằng đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra (17/17 chỉ tiêu, trong đó có 11 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Kinh tế liên tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân năm trên 7,0%; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người vượt 11%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,12%.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với quyết tâm chính trị cao, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng/người/năm, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015; quy mô kinh tế tăng mạnh, ước thực hiện năm 2020 tổng sản phẩm GRDP (theo giá hiện hành) đạt 56.009 tỉ đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2015, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, thực chất hơn, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá toàn diện, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hình thành được các vùng chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là cách đi đúng hướng, đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao.
Căn cứ vào ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì Hội nghị và ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban, bộ, ngành Trung ương, các Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Sơn La sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo các văn kiện, phương án nhân sự đại hội để tổ chức thành công đại hội theo kế hoạch đã đề ra; bảo đảm những tư tưởng chỉ đạo, những mục tiêu, nhiệm vụ đại hội đề ra sẽ được triển khai tổ chức tốt trên thực tiễn, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Công tác tổ chức các buổi làm việc được các đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Các buổi làm việc của Bộ Chính trị với các đảng bộ trong tuần đầu, đợt 1 đã bảo đảm tốt các yêu cầu chung./.
Thanh Hải (tổng hợp)
Đảng bộ huyện Thanh Oai tiến hành thành công đại hội cấp cơ sở, hướng tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII  (23/07/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ  (18/07/2020)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay