Lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
15:01, ngày 01-09-2017
TCCSĐT - Quán triệt sâu sắc chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất gắn với thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào những bước “chuyển mình” của nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh miền núi Điện Biên.
Từ sự tham gia chủ động, toàn diện…
Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Tỉnh ủy Điện Biên, từ cuối năm 2012 đến nay, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên đã thường xuyên quán triệt sâu sắc đến 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang tỉnh về mục đích, ý nghĩa của phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Căn cứ vào 19 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, 05 nhóm nhiệm vụ theo quy định của Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương và khả năng thực tế của đơn vị mình, chủ động đảm nhận giúp đỡ các xã khó khăn trên địa bàn đóng quân. Theo đó, giai đoạn 2012 - 2016, các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã đảm nhiệm giúp đỡ có hiệu quả 20 xã khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng thời, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các lực lượng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn; cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu, vùng cao, khu vực biên giới… Không chỉ thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong đánh giá, khảo sát tình hình; xác định nội dung (tiêu chí) thực hiện; xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia xây dựng nông thôn mới, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn tích cực tổ chức các phong trào thi đua và đăng ký giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị. Từ thực tiễn tổ chức thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, nhiều cách làm hay, hiệu quả thiết thực; vận động được nhiều tổ chức, đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu như các đơn vị Trung đoàn 741, Trường Quân sự tỉnh Điện Biên, Đoàn 379, Ban Chỉ huy quân sự các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa…
Đến những hiệu quả thiết thực, bền vững
Thông qua những nội dung công việc cụ thể, thiết thực trong tham gia xây dựng nông thôn mới, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn và mang lại nhiều lợi ích cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó, chỉ tính từ năm 2012 đến tháng 6-2017, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên đã trực tiếp tham gia làm mới trên 140km đường giao thông nông thôn (có 25% là đường bê tông); tu sửa, nạo vét hơn 50km kênh mương thủy lợi với giá trị hàng chục tỷ đồng; làm mới 12 cầu gỗ và bê tông trị giá trên 7,5 tỷ đồng; giúp nhân dân thu hoạch 25ha hoa màu; trồng rừng, trồng cao su, khai hoang, phục hóa gần 40ha; xây dựng 29 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, giúp các địa phương xóa trên 100 nhà tạm… Trong đó, riêng Đoàn 379 đã triển khai dự án xây dựng 4 cầu treo dân sinh trị giá gần 7 tỷ đồng; làm 7 công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư gần 26 tỷ đồng có khả năng phục vụ tưới tiêu cho trên 100ha lúa 2 vụ.
Đặc biệt, thực hiện phương châm “cầm tay chỉ việc, coi trọng kết quả”, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, chuyển đổi vật nuôi cây trồng và nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đã tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình làm giàu chính đáng; với các hình thức, giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, lấy kinh tế hộ gia đình và mô hình tổ, nhóm liên kết ở khu dân cư là chủ yếu. Đồng thời, bám sát đặc điểm của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, lực lượng vũ trang Điện Biên còn coi trọng hướng dẫn nhân dân chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng các mô hình sản xuất có năng xuất cao, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới. Nhiều mô hình giảm nghèo được triển khai hiệu quả trên cơ sở vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang tỉnh như nuôi trâu bò sinh sản, nuôi dê sinh sản, nuôi ngan Pháp, trồng khoai tây cao sản, phát triển đậu tương vụ đông… đã tạo “sức bật” mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Điện Biên.
Song song với đó, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn chủ động gắn thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” với các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong và ngoài quân đội, nhất là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia xây dựng 20 nhà văn hóa xã, thôn bản trị giá trên 20 tỷ đồng; trao tặng huyện Điện Biên 01 nhà bán trú (gồm 05 phòng học và 03 gian bếp) cho học sinh là con em đồng bào các dân tộc cùng các trang thiết bị đồng bộ với giá trị hơn 1,3 tỷ đồng, được trích từ Quỹ xóa đói giảm nghèo của Bộ Quốc phòng. Thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh xá 40 quân y, Bệnh xá Đoàn 379 cùng y, bác sỹ thuộc Ban Chỉ huy quân sự các huyện đã chủ động phối hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho trên 5.700 lượt người, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 3.500 lượt người; phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng trao tặng hàng trăm suất quà với giá trị gần 600 triệu đồng…
Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của lực lượng vũ trang Điện Biên trong thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” đã góp phần tích cực vào kết quả chung của toàn tỉnh.
Kinh nghiệm và phương hướng
Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định như công tác phổ biến, quán triệt các văn bản về xây dựng nông thôn mới chưa thực sự cụ thể; việc phối hợp với địa phương có thời điểm còn lúng túng; thời gian đầu, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra chưa thực sự sâu sát… song, phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã đạt được những kết quả tích cực. Từ thực tiễn triển khai và tổ chức thực hiện phong trào, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi tổ chức, cá nhân nhất là cấp ủy, chỉ huy, cán bộ đảng viên thấy rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên để tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong mỗi cơ quan, đơn vị; đồng thời cũng là cơ sở trao đổi, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với thực tiễn địa phương và tình hình đơn vị để việc tham gia xây dựng nông thôn mới của lực lượng vũ trang đạt được hiệu quả cao nhất.
Hai là, phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan dân vận, cán bộ dân vận và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong xác định những nội dung địa phương thực sự cần, đồng thời gợi mở những nội dung phù hợp mà lực lượng vũ trang có khả năng tham gia thực hiện. Đặc biệt, tham mưu với địa phương xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển quy hoạch bền vững, thực chất, lâu dài từ đó tạo chuyển biến về mọi mặt trong đời sống của người dân. Thực tiễn cho thấy, “tham mưu trúng, xác định đúng” những hoạt động phù hợp là vấn đề cơ bản góp phần vào những kết quả tham gia xây dựng nông thôn mới của lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên.
Ba là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, tránh hiện tượng “phát” nhưng không “động”. Đồng thời cũng mạnh dạn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm nhất là việc lựa chọn nội dung vượt quá khả năng của cơ quan, đơn vị.
Bốn là, coi trọng công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong triển khai và thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào từ đó tạo sức lan tỏa và đưa phong trào ở các cơ quan, đơn vị ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thực chất.
Phát huy những kết quả tích cực bước đầu, thời gian tới để phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên xác định cần tập trung vào một số nội dung quan trọng là:
Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tích cực tham gia đóng góp theo khả năng trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng tham gia thực hiện tốt một số tiêu chí về giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; điện, đường, trường, trạm; khu thể thao và nhà văn hóa xã, thôn, bản; xóa nhà tạm, cải tạo, phát triển nhà ở của người dân; xây dựng hệ thống cấp nước sạch…
Thứ hai, tiếp tục chủ động phối hợp, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, bổ túc đào tạo nghề tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo gắn với khai thác những lợi thế sẵn có của địa phương.
Thứ ba, tập trung phối hợp, tham gia xây dựng văn hóa, xã hội, môi trường; thực hiện tốt chương trình giáo dục cộng đồng, phổ cập giáo dục; chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và địa phương phát động…/.
Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Tỉnh ủy Điện Biên, từ cuối năm 2012 đến nay, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên đã thường xuyên quán triệt sâu sắc đến 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang tỉnh về mục đích, ý nghĩa của phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Căn cứ vào 19 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, 05 nhóm nhiệm vụ theo quy định của Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương và khả năng thực tế của đơn vị mình, chủ động đảm nhận giúp đỡ các xã khó khăn trên địa bàn đóng quân. Theo đó, giai đoạn 2012 - 2016, các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã đảm nhiệm giúp đỡ có hiệu quả 20 xã khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng thời, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các lực lượng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn; cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu, vùng cao, khu vực biên giới… Không chỉ thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong đánh giá, khảo sát tình hình; xác định nội dung (tiêu chí) thực hiện; xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia xây dựng nông thôn mới, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn tích cực tổ chức các phong trào thi đua và đăng ký giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị. Từ thực tiễn tổ chức thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, nhiều cách làm hay, hiệu quả thiết thực; vận động được nhiều tổ chức, đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu như các đơn vị Trung đoàn 741, Trường Quân sự tỉnh Điện Biên, Đoàn 379, Ban Chỉ huy quân sự các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa…
Đến những hiệu quả thiết thực, bền vững
Thông qua những nội dung công việc cụ thể, thiết thực trong tham gia xây dựng nông thôn mới, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn và mang lại nhiều lợi ích cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó, chỉ tính từ năm 2012 đến tháng 6-2017, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên đã trực tiếp tham gia làm mới trên 140km đường giao thông nông thôn (có 25% là đường bê tông); tu sửa, nạo vét hơn 50km kênh mương thủy lợi với giá trị hàng chục tỷ đồng; làm mới 12 cầu gỗ và bê tông trị giá trên 7,5 tỷ đồng; giúp nhân dân thu hoạch 25ha hoa màu; trồng rừng, trồng cao su, khai hoang, phục hóa gần 40ha; xây dựng 29 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, giúp các địa phương xóa trên 100 nhà tạm… Trong đó, riêng Đoàn 379 đã triển khai dự án xây dựng 4 cầu treo dân sinh trị giá gần 7 tỷ đồng; làm 7 công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư gần 26 tỷ đồng có khả năng phục vụ tưới tiêu cho trên 100ha lúa 2 vụ.
Đặc biệt, thực hiện phương châm “cầm tay chỉ việc, coi trọng kết quả”, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, chuyển đổi vật nuôi cây trồng và nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đã tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình làm giàu chính đáng; với các hình thức, giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, lấy kinh tế hộ gia đình và mô hình tổ, nhóm liên kết ở khu dân cư là chủ yếu. Đồng thời, bám sát đặc điểm của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, lực lượng vũ trang Điện Biên còn coi trọng hướng dẫn nhân dân chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng các mô hình sản xuất có năng xuất cao, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới. Nhiều mô hình giảm nghèo được triển khai hiệu quả trên cơ sở vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang tỉnh như nuôi trâu bò sinh sản, nuôi dê sinh sản, nuôi ngan Pháp, trồng khoai tây cao sản, phát triển đậu tương vụ đông… đã tạo “sức bật” mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Điện Biên.
Song song với đó, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên còn chủ động gắn thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” với các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong và ngoài quân đội, nhất là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia xây dựng 20 nhà văn hóa xã, thôn bản trị giá trên 20 tỷ đồng; trao tặng huyện Điện Biên 01 nhà bán trú (gồm 05 phòng học và 03 gian bếp) cho học sinh là con em đồng bào các dân tộc cùng các trang thiết bị đồng bộ với giá trị hơn 1,3 tỷ đồng, được trích từ Quỹ xóa đói giảm nghèo của Bộ Quốc phòng. Thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh xá 40 quân y, Bệnh xá Đoàn 379 cùng y, bác sỹ thuộc Ban Chỉ huy quân sự các huyện đã chủ động phối hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho trên 5.700 lượt người, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 3.500 lượt người; phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng trao tặng hàng trăm suất quà với giá trị gần 600 triệu đồng…
Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của lực lượng vũ trang Điện Biên trong thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” đã góp phần tích cực vào kết quả chung của toàn tỉnh.
Kinh nghiệm và phương hướng
Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định như công tác phổ biến, quán triệt các văn bản về xây dựng nông thôn mới chưa thực sự cụ thể; việc phối hợp với địa phương có thời điểm còn lúng túng; thời gian đầu, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra chưa thực sự sâu sát… song, phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã đạt được những kết quả tích cực. Từ thực tiễn triển khai và tổ chức thực hiện phong trào, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi tổ chức, cá nhân nhất là cấp ủy, chỉ huy, cán bộ đảng viên thấy rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên để tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong mỗi cơ quan, đơn vị; đồng thời cũng là cơ sở trao đổi, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với thực tiễn địa phương và tình hình đơn vị để việc tham gia xây dựng nông thôn mới của lực lượng vũ trang đạt được hiệu quả cao nhất.
Hai là, phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan dân vận, cán bộ dân vận và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong xác định những nội dung địa phương thực sự cần, đồng thời gợi mở những nội dung phù hợp mà lực lượng vũ trang có khả năng tham gia thực hiện. Đặc biệt, tham mưu với địa phương xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển quy hoạch bền vững, thực chất, lâu dài từ đó tạo chuyển biến về mọi mặt trong đời sống của người dân. Thực tiễn cho thấy, “tham mưu trúng, xác định đúng” những hoạt động phù hợp là vấn đề cơ bản góp phần vào những kết quả tham gia xây dựng nông thôn mới của lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên.
Ba là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, tránh hiện tượng “phát” nhưng không “động”. Đồng thời cũng mạnh dạn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm nhất là việc lựa chọn nội dung vượt quá khả năng của cơ quan, đơn vị.
Bốn là, coi trọng công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong triển khai và thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào từ đó tạo sức lan tỏa và đưa phong trào ở các cơ quan, đơn vị ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thực chất.
Phát huy những kết quả tích cực bước đầu, thời gian tới để phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên xác định cần tập trung vào một số nội dung quan trọng là:
Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tích cực tham gia đóng góp theo khả năng trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng tham gia thực hiện tốt một số tiêu chí về giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; điện, đường, trường, trạm; khu thể thao và nhà văn hóa xã, thôn, bản; xóa nhà tạm, cải tạo, phát triển nhà ở của người dân; xây dựng hệ thống cấp nước sạch…
Thứ hai, tiếp tục chủ động phối hợp, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, bổ túc đào tạo nghề tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo gắn với khai thác những lợi thế sẵn có của địa phương.
Thứ ba, tập trung phối hợp, tham gia xây dựng văn hóa, xã hội, môi trường; thực hiện tốt chương trình giáo dục cộng đồng, phổ cập giáo dục; chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và địa phương phát động…/.
Đề nghị Trung Quốc chấm dứt các hành động làm phức tạp tại Biển Đông  (31/08/2017)
Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Triều Tiên phóng tên lửa  (31/08/2017)
Việt Nam dự Hội nghị Ngoại trưởng Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh  (31/08/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay