Hội nghị thượng đỉnh G8 tại I-ta-li-a
TCCSĐT - Hội nghị thượng đỉnh thường niên nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 - gồm Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Nga sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10-7 tại thành phố L’Aquila thuộc I-ta-li-a. Sự ổn định của nền kinh tế thế giới, quy tắc tài chính quốc tế, biến đổi khí hậu, vấn đề tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, thương mại, an ninh lương thực và viện trợ…sẽ là những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G8 lần này.
Tại Hội nghị năm nay, các nhà lãnh đạo G8 sẽ có các cuộc thảo luận về tình hình khủng hoảng tài chính và những chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế nhằm mang lại triển vọng cho nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, khối G8 sẽ cùng tìm hướng giải quyết cho các chủ đề chính mà Hội nghị họp bàn.
Về việc biến đổi khí hậu, các nước G8 sẽ cắt giảm một nửa lượng khí khải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trên phạm vi toàn cầu, các thành viên trong G8 sẽ tự nguyện cắt giảm 80% lượng khí thải CO2 để cùng đi đến một thỏa thuận mới tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô Cô-pen-ha-ghen của Đan Mạch vào tháng 12 năm nay.
Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, các nhà lãnh đạo G8 nhất trí phối hợp chặt chẽ để vận động LHQ ban hành một Nghị quyết cứng rắn cùng những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn các vụ thử hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Đồng thời sẽ lên án những vụ phóng tên lửa trên, thảo luận biện pháp thuyết phục CHDCND Triều Tiên thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Đối với kế hoạch tăng cường viện trợ cho các nước đang phát triển, Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ thảo luận kế hoạch thành lập lực lượng đặc nhiệm để giám sát khả năng quản lý quỹ đảm bảo an ninh lương thực. Trước Hội nghị, Ngoại trưởng nước chủ nhà Phran-cô Phrát-ti-ni (Franco Frattini) cam kết G8 sẽ lập nguồn quỹ ít nhất 15 tỉ USD để đảm bảo an ninh lương thực cho châu Phi. Cùng với sự đóng góp của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhật Bản đã đưa ra mục tiêu trong vòng năm năm tới sẽ viện trợ 20 tỉ USD vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tại châu Á, viện trợ 5 tỉ USD cho các dự án cải thiện môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
Về mục tiêu của G8 trong giai đoạn trung kỳ, Hội nghị sẽ thảo luận sáng kiến đầu tư ngành nông nghiệp quốc tế, đối phó tình trạng chiếm dụng đất nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển, kế hoạch viện trợ cho châu Phi, châu Á, giải quyết các vấn đề dịch bệnh và bảo vệ đa dạng hóa sinh vật quí hiếm.
Ngoài ra, G8 sẽ tiếp tục thực hiện cải cách một số cơ quan tài chính quốc tế, tăng cường giám sát cơ chế tài chinh. Quỹ Tiền tệ Quốc tế là cơ quan đi đầu trong sự nghiệp cải cách này./.
6 tháng đầu năm 2009: kinh tế bị suy giảm nhưng không rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái  (07/07/2009)
Vay vốn ADB theo cơ chế "Hỗ trợ khắc phục khủng hoảng"  (07/07/2009)
Ninh Bình phát huy quyền làm chủ của nhân dân, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở  (07/07/2009)
Giá sữa và vấn đề kiểm soát  (07/07/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên