Suy thoái về chính trị - tư tưởng - tổ chức - đạo đức - lối sống là suy thoái về văn hóa
Văn hóa là vấn đề rộng lớn, lâu dài.
Từ khi Đảng ta bước vào vũ đài cách mạng qua các thời kỳ: chưa giành được chính quyền, Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nửa nước, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, giành độc lập thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương và Đại hội Đảng) đều có nghị quyết từng phần về văn hóa. Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đã ra nghị quyết riêng về văn hóa. Khóa IX, khóa X đều có bổ sung và phát triển.
Tôi nghĩ: Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn hóa không đứng riêng lẻ, không đứng ngoài 4 vấn đề quan trọng, như Bác Hồ đã nói: chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa.
Dù trong từng bước, từng giai đoạn, dù đặt ra và giải quyết trong phạm vi hẹp (văn học - nghệ thuật) thì văn hóa, văn học - nghệ thuật vẫn luôn gắn kết với chính trị và kinh tế mà chính trị, kinh tế ở đây là chính trị, kinh tế do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng thì chính trị cách mạng thúc đẩy văn hóa cách mạng phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau, thúc đẩy và làm tiền đề cho nhau phát triển bền vững.
Cuộc Hội thảo này lại trùng vào dịp Trung ương Đảng đang chuẩn bị đề án Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Đảng ta hiện nay có một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái về chính trị, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa không phát triển lành mạnh được, kinh tế phát triển không vững chắc. Tư tưởng, đạo đức xuống cấp, thì phải xem việc thực hiện đường lối chính trị, đường lối kinh tế có vấn đề gì? Kinh tế - văn hóa - xã hội không được tách rời nhau và phải gắn bó khăng khít với nhau.
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII họp ngày 6-7-1998 khẳng định nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là một thành tố của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nền văn hóa mới, nền văn hóa dân tộc và xã hội chủ nghĩa không chỉ có đạo đức, lối sống mà bao gồm cả lý luận, tư tưởng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hóa lâu đời của 54 dân tộc Việt Nam.
Khi nói về văn hóa (tức nói đến con người), con người mà chúng ta xây dựng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, “con người mới - xã hội chủ nghĩa”, chất dân tộc, chất xã hội chủ nghĩa quyện chặt vào nhau, “dân tộc - xã hội chủ nghĩa”.
Đảng là đạo đức, là văn minh (Bác Hồ nói). Tình hình hiện nay ở một bộ phận không nhỏ trong Đảng đang có sự suy thoái về chính trị - tư tưởng - tổ chức - lối sống, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đó là suy thoái văn hóa. Suy thoái về văn hóa là trách nhiệm của Đảng cầm quyền thì Đảng - Nhà nước phải tự giải quyết cho chính mình ( Hội nghị Trung ương 4 khóa XI phải nhìn thẳng vấn đề đó).
Những biểu hiện suy thoái về chính trị, suy thoái về văn hóa, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa có ở cấp chiến lược.
Cần thấy hết trách nhiệm từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các ban ngành Trung ương đến cấp ủy, cơ quan địa phương, các cơ quan liên quan đến mặt trận văn hóa. Nhất là nhận thức không đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, sự thiếu gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền làm suy giảm niềm tin của nhân dân, tạo cơ sở cho những hoạt động phản văn hóa phát triển.
Muốn giải quyết những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra cả trong Đảng, cả trong xã hội thì Đảng phải nghiêm túc đánh giá đúng thực trạng và nghiêm túc tự giải quyết một cách triệt để. Đồng thời các cơ quan, các hội trực tiếp phụ trách lĩnh vực văn hóa phải nỗ lực, nghiêm túc xem xét trách nhiệm đối với chính bản thân mình, ngành mình về những tiêu cực trong lãnh đạo và quản lý văn hóa vừa qua và hiện nay. Tất nhiên thành tựu mà chúng ta xây dựng về văn hóa không phải là nhỏ, mà rất vĩ đại.
Xin nói lại câu của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Nói như vậy là văn hóa cách mạng kết tinh những điều tốt đẹp của chính trị cách mạng, chính trị cách mạng phản ánh sâu sắc những tinh túy cao cả của văn hóa cách mạng.
Đề nghị Hội thảo cũng nên dành thời gian thỏa đáng, có sự trao đi đổi lại với chất lượng cao, tinh thần tự phê bình và phê bình thẳng thắn, chân tình mới có tác dụng thực chất./.
Tuyết đâu dễ nhuốm màu  (22/12/2011)
Nợ công châu Âu và những hệ lụy  (22/12/2011)
Tương lai nào cho Iraq sau khi Mỹ rút quân?  (22/12/2011)
Dư luận và phản ứng quốc tế về sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong Il  (22/12/2011)
Hội nghị thượng đỉnh EU - Ukraine  (22/12/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm