Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa và phản ứng quốc tế xung quanh sự kiện này
Triều Tiên đã tuyên bố vụ phóng này sẽ đưa một vệ tinh quan sát Trái Đất lên quỹ đạo. Bình Nhưỡng cũng thông báo rằng tầng thứ nhất của quả tên lửa có thể sẽ rơi xuống vùng Biển Tây, tầng phụ sẽ rơi xuống vùng Biển Hoa Đông và tầng thứ hai sẽ rơi xuống vùng Biển Philippines.
Ban đầu, Triều Tiên thông báo vụ phóng này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 08 đến 25-02, nhưng đến ngày 06-02 vừa qua đã quyết định đẩy sớm kế hoạch này. Quả tên lửa được phóng ngày 07-02 được cho là có tầm bay hơn 10.000km và có thể vươn được tới phần lục địa của nước Mỹ.
Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV) ngày 07-02 đưa tin Triều Tiên đã phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-4 (Quang Minh Tinh-4). Phát thanh viên KCTV thông báo vụ phóng trên, do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ thị tiến hành ngày 06-02, đã "đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất Kwangmyongsong-4 vào quỹ đạo."
Vệ tinh này sẽ bay vòng quanh Trái Đất với chu kỳ 94 phút/lần. KCTV cũng khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phóng vệ tinh trong tương lai.
Trước đó, hãng Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm xa vào khoảng 0h30 phút sáng 07-02, theo giờ địa phương. Tên lửa được phóng từ bãi phóng Dongchang-ri, Tây Bắc Triều Tiên, và bay vào quần đảo Okinawa ở miền Nam Nhật Bản.
Quân đội Mỹ: Tên lửa của Triều Tiên đã bay vào không gian
Theo Reuters, Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ khẳng định đã phát hiện vật thể mà họ nói là một tên lửa đang bay vào không gian. Thông tin này dường như là sự phủ nhận các tin tức truyền thông cho rằng vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên trong sáng 07-02 có thể đã thất bại.
Tối 06-02 (giờ địa phương), giới chức quốc phòng Mỹ cho biết nhà chức trách nước này đang theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, song không cho rằng hành động đó sẽ đe dọa tới Mỹ và các đồng minh.
Một quan chức nói: "Chúng tôi có thể xác nhận... đã phát hiện một vụ phóng từ Triều Tiên. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy nó không đe dọa tới Mỹ và các đồng minh. Chúng tôi đang theo dõi tình hình và sẽ sớm cập nhật thêm."
Phản ứng của Liên hợp quốc và một số nước
Ngày 07-02, sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra những phản ứng đầu tiên.
Theo hãng tin AFP, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tuyên bố: "Việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo gây quan ngại sâu sắc." Ông lên án "hành động khiêu kích" của Triều Tiên và tái khẳng định cam kết làm việc với tất cả các bên để giảm căng thẳng và đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều tiên có thể kiểm chứng được.
Theo kế hoạch, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tiến hành cuộc họp khẩn tại trụ sở ở New York (Mỹ) về vấn đề này theo đề nghị của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Thời gian được ấn định là 23 giờ (theo giờ Việt Nam). Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an cấm Triều Tiên có các hoạt động liên quan tới tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Tại Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ thị chính phủ gia tăng trừng phạt đối với Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ phóng tên lửa tầm xa mà Triều Tiên vừa tiến hành. Phát biểu trước báo giới, ông Abe khẳng định hành động này là "hoàn toàn không thể dung thứ" và rõ ràng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện chưa có thông tin về thiệt hại trên lãnh thổ Nhật Bản do vụ phóng của Triều Tiên gây ra và Tokyo sẽ phản đối mạnh mẽ động thái này.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã không có phản ứng nào với quả tên lửa mà Triều Tiên phóng về phía tỉnh Okinawa thuộc cực Nam Nhật Bản.
Song song với động thái trên, Đại sứ quán Nhật Bản tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng trao công hàm phản đối vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tại Hàn Quốc đưa tin các chính đảng nước này đã đồng loạt lên tiếng phê phán Triều Tiên sáng cùng ngày thực hiện vụ phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Trong một thông cáo báo chí, người phát ngôn Lee Jang-woo của đảng Saenuri cầm quyền nêu rõ: “Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, đe dọa hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Bắc Á... Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng mọi phương cách có thể để có được các lệnh trừng phạt mạnh chống các hành động khiêu khích của Triều Tiên.”
Đảng Minjoo đối lập chính cũng lên án vụ phóng này của Triều Tiên, coi đây là hành động đi ngược lại với cộng đồng quốc tế và Bình Nhưỡng đang tự cô lập mình thêm. Một đảng nhỏ khác thuộc phe đối lập là đảng Nhân dân cũng lên án Triều Tiên./.
Đón Tết với hậu phương của những người lính Trường Sa  (06/02/2016)
Nhìn lại các cuộc tấn công khủng bố tại Pháp trong năm 2015  (06/02/2016)
Lãnh đạo tỉnh, thành phố thăm hỏi, chúc Tết lực lượng vũ trang và chức sắc tôn giáo  (06/02/2016)
Việt Nam tham gia Lễ duyệt hạm quốc tế 2016  (06/02/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay