Việt Nam tham gia Lễ duyệt hạm quốc tế 2016
22:12, ngày 06-02-2016
Tại Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (Pra-náp Mu-khơ-di) ngày 06-02-2016 đã tham dự lễ duyệt hạm hải quân ở ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam (Vi-xa-kha-pát-nam), bang Andhra Pradesh (An-đra Pra-đét), miền Đông Nam Ấn Độ. Đoàn Việt Nam cử tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tham gia Lễ duyệt hạm quốc tế năm nay.
Tổng thống Mukherjee đã tiến hành lễ duyệt hạm trên tàu INS Sumitra cùng với Thủ tướng Narendra Modi (Na-ren-đra Mô-đi), Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar (Ma-nô-ha Pa-ri-ca), Tư lệnh Hải quân, Đô đốc R.K. Dhowan (Đô-goan).
Phát biểu nhân dịp này, Tổng thống Mukherjee cho rằng đây là một sự kiện đáng nhớ, đề cao vai trò quan trọng của Hải quân Ấn Độ trong việc giữ cho Ấn Độ Dương là một khu vực hòa bình. Ông cho rằng các quốc gia có biển nên chung tay giữ cho các đại dương được an toàn, ổn định và đảm bảo an ninh. Hải quân Ấn Độ cũng đang xây dựng lại chiến lược của mình trước những thách thức đang nổi lên do những thay đổi trong môi trường toàn cầu.
Với chủ đề “Đoàn kết qua các đại dương”, Lễ duyệt hạm năm nay thu hút sự tham dự của khoảng 50 nước, trong đó có sự hiện diện của 24 tư lệnh hải quân, 24 tàu chiến, 70-75 máy bay cùng 90 đoàn đại biểu khách mời như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Nga, Anh và Việt Nam…
Đoàn Việt Nam cử tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tham gia Lễ duyệt hạm năm nay. Tàu đã cập cảng Visakhapatnam vào chiều 03-02 và lưu lại tới ngày 09-02. Trong những ngày ở Ấn Độ, Đoàn công tác Quân chủng Hải quân và tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tham dự một số hoạt động: Tham dự Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến tranh; khai mạc Triển lãm hàng hải và khai trương Làng duyệt hạm hải quân quốc tế; dự duyệt diễu binh đường phố tại bãi biển Ramakrishna (Ra-ma-cri-xơ-na); khai mạc Lễ Duyệt hạm quốc tế tại sân vận động Satavahana; tham gia Lễ duyệt hạm hải quân quốc tế, các tàu thực hiện nghi thức chào, khi tàu chở Tổng thống Ấn Độ đi qua.
Lễ duyệt hạm ở Ấn Độ được tổ chức lần đầu tiên năm 1953 nhằm thể hiện sức mạnh hải quân và tính sẵn sàng chiến đấu./.
Phát biểu nhân dịp này, Tổng thống Mukherjee cho rằng đây là một sự kiện đáng nhớ, đề cao vai trò quan trọng của Hải quân Ấn Độ trong việc giữ cho Ấn Độ Dương là một khu vực hòa bình. Ông cho rằng các quốc gia có biển nên chung tay giữ cho các đại dương được an toàn, ổn định và đảm bảo an ninh. Hải quân Ấn Độ cũng đang xây dựng lại chiến lược của mình trước những thách thức đang nổi lên do những thay đổi trong môi trường toàn cầu.
Với chủ đề “Đoàn kết qua các đại dương”, Lễ duyệt hạm năm nay thu hút sự tham dự của khoảng 50 nước, trong đó có sự hiện diện của 24 tư lệnh hải quân, 24 tàu chiến, 70-75 máy bay cùng 90 đoàn đại biểu khách mời như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Nga, Anh và Việt Nam…
Đoàn Việt Nam cử tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tham gia Lễ duyệt hạm năm nay. Tàu đã cập cảng Visakhapatnam vào chiều 03-02 và lưu lại tới ngày 09-02. Trong những ngày ở Ấn Độ, Đoàn công tác Quân chủng Hải quân và tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng tham dự một số hoạt động: Tham dự Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến tranh; khai mạc Triển lãm hàng hải và khai trương Làng duyệt hạm hải quân quốc tế; dự duyệt diễu binh đường phố tại bãi biển Ramakrishna (Ra-ma-cri-xơ-na); khai mạc Lễ Duyệt hạm quốc tế tại sân vận động Satavahana; tham gia Lễ duyệt hạm hải quân quốc tế, các tàu thực hiện nghi thức chào, khi tàu chở Tổng thống Ấn Độ đi qua.
Lễ duyệt hạm ở Ấn Độ được tổ chức lần đầu tiên năm 1953 nhằm thể hiện sức mạnh hải quân và tính sẵn sàng chiến đấu./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, chúc Tết tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long  (06/02/2016)
Bạn bè quốc tế chúc mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ XII  (05/02/2016)
Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị Quốc gia  (05/02/2016)
Quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII  (05/02/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc Tết đại biểu Quốc hội  (05/02/2016)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển