Tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh trao đổi, kết nối tiêu thụ nông sản trực tiếp, trực tuyến
TCCS - Đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, tiêu thụ nông sản. Chung sức với toàn tỉnh, Sở Công thương đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Toàn tỉnh gieo cấy 31.325,5ha lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cơ bản đã trỗ bông, cho thu hoạch vào giữa tháng 6; dự kiến năng suất đạt 65,0 tạ/ha, sản lượng ước đạt 203.615,8 tấn. Sản xuất rau màu 3.321,9ha, năng suất khá. Một số vùng thực hiện giãn cách xã hội được các ngành chức năng hỗ trợ nông dân bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đơn cử như huyện Tiên Du, sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cho hơn 350ha lúa xuân ở những vùng có dịch, bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng.
Trước đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp bảo đảm lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nội tỉnh ổn định, không ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và tiêu thụ hàng hóa của người dân. Tuy nhiên, một số sản phẩm nông sản, như rau sạch, gà, vịt, trứng gia cầm, cá lăng đen (cá nheo Mỹ), cá chép giòn... chậm hơn do một số thương lái lớn ở các tỉnh không vào được các địa bàn bị cách ly y tế và hoạt động của các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh giảm do thực hiện yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, phải thiết lập vùng cách ly y tế để bảo đảm công tác phòng, chống dịch dẫn đến việc lưu thông, giao thương bị hạn chế, một số thị trường truyền thống tiêu thụ nông sản của người nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, có thể xảy ra tình trạng ngưng trệ.
Nhằm giúp kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình cung cầu, thị trường hàng nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực đang vào vụ thu hoạch để kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với Sở Công thương các tỉnh, thành phố trên cả nước để tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản...
Phổ biến, hướng dẫn người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ (quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử). Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, liên hệ, trao đổi, kết nối trực tiếp, trực tuyến với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm trên địa bàn trong và ngoài tỉnh nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản.
Cùng với đó, thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ưu tiên đưa các sản phẩm nông sản vào thực đơn trong các bữa ăn tại bếp ăn tập thể, bếp ăn của đơn vị và gia đình; tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm với các trường hợp đầu cơ, thao túng thị trường gây hoang mang cho người dân.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Tăng cường thu mua và đẩy mạnh các chương trình khuyến mại bán hàng nông sản để cung cấp cho thị trường tỉnh và các tỉnh bạn, bảo đảm công tác an toàn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Đồng thời, đồng hành cùng chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người nông dân trên địa bàn; triển khai áp dụng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu mua bán hàng trong thương mại điện tử.
Để duy trì phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống, Sở Công thương tham mưu, đề xuất với tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp ở các tỉnh bị phong tỏa được lưu thông, tiêu thụ bình thường. Có cơ chế hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt. Đồng thời kiến nghị với tỉnh có cơ chế, chính sách miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp; giá điện, nước đối với các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng và cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện, bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp trong thời điểm dịch bệnh này./.
Bản lĩnh người dầu khí trong đại dịch COVID-19  (13/05/2021)
EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tháng 4, nhiệm vụ công tác tháng 5 năm 2021  (13/05/2021)
Agribank hỗ trợ bệnh viện tuyến đầu phòng, chống COVID-19  (10/05/2021)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm